Giao dịch vô hiệu tuyệt đối có phải là vô hiệu toàn bộ

Chủ đề   RSS   
  • #146257 08/11/2011

    vieklg

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Giao dịch vô hiệu tuyệt đối có phải là vô hiệu toàn bộ

    Mọi người cho mình hỏi vô hiệu tuyệt đối có phải vô hiệu toàn bộ không.
    Theo mình là đúng nhưng không có căn cứ nào khẳng định cả.
    Mong mọi người giúp đỡ!
     
    31901 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vieklg vì bài viết hữu ích
    hadao2022 (20/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #146802   10/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Căn cứ vào mục đích tuyên vô hiệu.
    Khi tuyên "vô hiệu tuyệt đối", chủ thể hướng đến mục đích không có bất kỳ 1 hành vi nào trong giao dịch được thừa nhận.
    Xét vào mục đích, hoàn toàn thấy căn cứ, không cần viện dẫn điều luật.
    Chúc bạn thành công

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    vieklg (17/11/2011)
  • #146837   10/11/2011

    ngtrongtin
    ngtrongtin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cái này nó hiển nhiên đúng mà bạn, có những cái trên lí luận là đúng và không có căn cứ pháp luật rõ ràng cho điều đó đâu.
    "Tuyệt đối" nghĩa là toàn bộ những hành vi trong quá trình giao dịch giữa các bên đều bị vô hiệu.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngtrongtin vì bài viết hữu ích
    vieklg (17/11/2011)
  • #146845   10/11/2011

    honglaw
    honglaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Khái niệm "vô hiệu tuyện đối" là  khái niệm của ngành khoa học luật dân sự, mang tính lý thuyết,  và chưa được sử dụng trong các VBQPPL.
    Và hiểu theo một cách đơn giản nhất, giao dịch mà vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên là vô hiệu toàn phần rồi.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn honglaw vì bài viết hữu ích
    vieklg (17/11/2011) bmluatdhkh (15/08/2017)
  • #146851   10/11/2011

    chidoancsktdanang
    chidoancsktdanang

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/09/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    khoa học luật dân sự về phương diện lý thuyết chia giao dịch vô hiệu làm 2 loại: giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, trong đó một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi nó thuộc 1 trong các trường hợp sau:

    a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội; b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác;

    c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật;

    d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký;

    e) Khi giao dịch được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi);

    f) Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự.

    như vậy giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì nó sẽ mặc nhiên vô hiệu. lúc này nó được xem như là vô hiệu toàn phần.

    thân ái....

    Cập nhật bởi phutienpham208 ngày 10/11/2011 06:24:42 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chidoancsktdanang vì bài viết hữu ích
    vieklg (17/11/2011)
  • #235369   25/12/2012

    anyanytony
    anyanytony

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2012
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    nhưng nếu như các cậu nói vậy thì mình không thấy thuyết phục cho lắm

    tại sao  lại  phân loại giao dịch dân sự vô hiệu thành 

    1. giao dich dân sự vô hiệu tuyệt đối - tương đối

    2. giao dịch dân sự toàn bộ và từng phần

     
    Báo quản trị |  
  • #235389   25/12/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Làm sao mà giống nhau được các bạn. Việc phân loại giao dịch dân sự vô hiệu dựa vào các tiêu chí khác nhau, do đó, không thể đồng nhất được. Việc phân loại tương đối hay tuyệt đối là trong nghiên cứu thôi.

    Nếu dựa vào nội dung giao dịch thì sẽ có giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần.

    Nếu dựa vào điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ có giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối, giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.

    Ví dụ: khi bạn ký 1 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay. Xét về điều kiện hình thức thì đây là giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Vì nó vi phạm về hình thức hợp đồng, nhưng không đương nhiên bị tuyên vô hiệu. Chỉ khi nào có đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức của các bên có liên quan (trong thời hạn luật định) và được tòa án tuyên là vô hiệu. Khi tòa án tuyên vô hiệu thì toàn bộ giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    kid93 (28/12/2012)
  • #235601   26/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn, 

    Mình xin có chút ý kiến:

    vô hiệu tuyệt đối không phải là vô hiệu toàn phần.

    về vô hiệu tuyệt đối, bạn có thể xem tại đây http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/27/2766880/.

    Vô hiệu toàn phần.

    điều 135 nói về vô hiệu từng phần: giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi từng phần giao dịch vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại.

    tập hơn các phần vô hiệu của giao dịch lại để trở thành toàn phần. tính chất của giao dịch dân sự vô hiệu từng phần, giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần là như nhau. 

    Giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện về người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nội dung thỏa thuận giao dịch không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch tự nguyên; hình thức giao dịch theo quy định pháp luật. Giao dịch dân sự vô hiệu này bao gồm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối, giao dịch dân sự vô hiệu tương đối (khái niệm ngành khoa học luật dân sự).

    ví du: Cty A, B ký kết hợp đồng mua bán các mặt hàng sau: 1, vũ khí hạng nặng; 2, 10000 quần Jean nam hiệu D&G chính hãng; 3, 10000 tấm vải hoa. (trong đó 10000 quần Jean nam không phải hàng chính hãng khi chuyển giao)

    1, vô hiệu tuyệt đối,

    2, vô hiệu tương đối,

    3, vẫn có hiệu lực pháp luật.

    --> hợp đồng vô hiệu từng phần. hay khác đi là trong vô hiệu toàn bộ có tồn tại vô hiệu tuyệt đối về nội dung thỏa thuận.

    Nhưng nếu chỉ có một nôi dung thỏa thuận mà vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội như buôn bán người, bán ma túy, hợp đồng giả tạo thì sự vô hiệu tuyệt đối  cũng chính là vô hiệu toàn phần. 

    Hai khái niệm này thuộc 2 ngành luật khác nhau: ngành khoa học luật dân sự, ngành luật dân sự; nên việc đồng nhất làm một là điều không thể.

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    GiaKhanh258 (30/05/2016)