Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

Chủ đề   RSS   
  • #522857 06/07/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 89 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    >>> Các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của vợ và chồng

    >>> 02 trường hợp vợ/chồng được tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung

    Tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Về nguyên tắc thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung cần có sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên để đáp ứng như cầu cuộc sống, trong một số trường hợp pháp luật cũng cho phép một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch bằng tài sản chung của vợ chồng mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại.

    1. Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

    Căn cứ vào Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng được dùng tài sản chung thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

    Trong đó, nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

    Ví dụ như: dùng tài sản chung đi chợ mua đồ ăn, mua các dụng cụ làm bếp cần thiết, trả tiền thuê nhà hàng tháng, mua thuốc khi bị bệnh…

    2. Giao dịch liên quan tài sản chung mà một bên đã đưa vào kinh doanh

    Căn cứ vào Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”

    Như vậy, một bên có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản mà mình đã đưa vào kinh doanh, mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. 

    Trong đó, điều kiện để đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh là:

    + Có thỏa thuận bằng văn bản của vợ và chồng về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh.

    3. Giao dịch liên quan tài sản chung mà theo thỏa thuận của vợ chồng không cần sự đồng ý của bên còn lại

    Căn cứ Khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015:

    “3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”

    Do đó, nếu trong thỏa thuận của vợ chồng có nội dung về những giao dịch nào, với tài sản nào không cần sự đồng ý của bên còn lại thì một bên có thể tự mình quyết định việc thực hiện giao dịch với tài sản chung đó khi muốn.

    4. Giao dịch thực hiện với tư cách đại diện:

    Căn cứ vào Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng có thể đại diện cho nhau dưới hai hình thức:

    - Đại diện theo ủy quyền: Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng

    - Đại diện theo pháp luật: khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

    Người được ủy quyền chỉ được thực hiện những giao dịch trong phạm vi được ủy quyền và trong thời hạn ủy quyền.

    *** GIỚI HẠN CỦA CÁC GIAO DỊCH TRÊN: Các giao dịch trên sẽ phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng, khi liên quan đến việc định đoạt các tài sản chung sau:

    a) Bất động sản;
     
    b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
     
    c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
     
    27710 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    admin (08/05/2023) enychi (12/07/2019) ThanhLongLS (06/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #524455   31/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn vì bài viết rất hữu ích. Mình có một thắc mắc đó là trường hợp tài sản đứng tên vợ chồng, vậy người chồng có quyền định đoạt một nửa phần giá trị tài sản của mình mà không có sự đồng ý của vợ khi giữa vợ chồng có thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #527320   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    kindy_tran_8_2 viết:

    Cảm ơn vì bài viết rất hữu ích. Mình có một thắc mắc đó là trường hợp tài sản đứng tên vợ chồng, vậy người chồng có quyền định đoạt một nửa phần giá trị tài sản của mình mà không có sự đồng ý của vợ khi giữa vợ chồng có thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không?

     

    Trong trường hợp này nếu có sự thoả thuận rõ ràng của hai vợ chồng về việc chồng sẽ có quyền định đoạt phần tài sản của chồng sau khi phân chia tài sản thì tôn trọng thoả thuận trên của hai vợ chồng vì thoả thuận đó không có gì trái vớ pháp luật hay vi phạm những điều cấm của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #530109   01/10/2019

    Việc chồng quyết định định đoạt 1 nửa tài sản nếu có sự đồng ý của người vợ lầ hoàn toàn hợp pháp nếu đó là tài sản chung của vợ chồng, trường hợp chồng định đoạt tài sản chung mà không có sự đồng ý của vợ và vợ không hoàn toàn được biết theo mình là không đúng quy định của pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537253   12/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần



    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Cũng tùy vào trường hợp mà xem xét các quyết định của vợ hoặc chồng có cần thiết phải tự quyết ngày thời điểm đó không. Tốt nhất vẫn nên để cả hai cùng biết và cùng quyết định để tránh trường hợp gia trưởng, xích mích vợ chồng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537739   29/01/2020

    Những trường hợp mua bán, giao dịch không bắt buộc phải có giấy tờ bảo đảm hoặc tài sản có giá trị không lớn thì tất nhiên mỗi bên đều có quyền tự quyết, ví dụ như vợ đi shopping hay chồng đi uống cafe. Vấn đề xuất hiện khi liên quan đến tài sản có giá trị hoặc bất động sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #540138   29/02/2020

    Theo mình, trong trường hợp này, nếu việc quyết định không làm phát sinh những sự kiện pháp lý bất lợi cho sau này, thì việc vợ hoặc chồng thỏa thuận với nhau thực hiện các giao dịch chung nói trên là hoàn toàn hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #541546   21/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Bình thường mình chỉ thấy giao dịch về chuyển nhượng quyền sở dụng đất hoặc chuyển nhượng nhà ở thì cần có sự đồng ý của hai vợ chồng. Những trường hợp khác thì mỗi người có thể tự thực hiện mà không cần sự đồng ý của người kia. Nhờ bài viết mà mình có thể hiểu ra được nhiều vấn đề mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #550140   27/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trên thực tế ngoài việc sử dụng tài sản chung cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đối với những trường hợp còn lại vợ, chồng không tự nhiên có được quyền định đoạt tài sản chung mà phải nhờ một bước pháp lý trung gian và thông qua đó để có thể tự mình định đoạt đoạt tài sản chung, đặc biệt là đối với tài sản phải đăng ký. Nên các cặp vợ chồng không cần phải quá lo lắng về việc vợ hoặc chồng sẽ tự ý định đoạt hay tẩu tán tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #552531   23/07/2020

    Việc sử dụng tài sản chung vào mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu một ngày là rất hợp lí. Tuy nhiên hiện nay đa số các cặp vợ chồng đều thường ít có tài sản chung,  thường là những tài sản có giá trị lớn và có giá trị lâu dài (như nhà ở, tài khoản tiết kiệm, đất đai...), những tài sản này thường không thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày được. Mà tất cả mọi hoạt động sinh hoạt đa số phát sinh từ nguồn thu riêng của mỗi bên và không liên quan tới nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #553143   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì về bản chất, quan hệ này chính là quan hệ đại diện giữa vợ chồng được lập thành văn bản, theo Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

    1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

    2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.”

     
    Báo quản trị |  
  • #581504   19/03/2022

    bhnghia99
    bhnghia99

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/03/2022
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 366
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Với những quy định về giao dịch không cần sự đồng ý của vợ/chồng như thế này tạo được sự thuận lợi cho các bên trong giao dịch tránh việc thực hiện các thủ tục mà phải đi cả 2 vợ chồng. Trong trường hợp này giữa vợ và chồng chỉ cần lập văn bản thỏa thuận về việc thực hiện giao dịch đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #583274   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Theo quan điểm cá nhân mình thì nội dung giao dịch với tư cách ủy quyền không thể xem là hành vi giao dịch tài sản chung không cần có sự đồng ý của vợ hoặc chồng. Bởi bản chất nếu trong điều kiện bình thường, người vợ không bị các vấn đề về hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người chồng vẫn phải cần có ý kiến đồng ý của người vợ ủy quyền chứ không thể nào tự mình thực hiện. 

     
    Báo quản trị |  
  • #583772   30/04/2022

    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cám ơn bài viết thông tin hữu ích đến mọi người! Qua bài viết thì mọi người có thể hiểu rõ hơn về quyền của vợ chồng về tài sản chung. Những quy định trên xuất phát từ ý chí đồng thuận và trường hợp thiết yếu cần thiết phải sử dụng tài sản chung mà không cần sự đồng ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #584055   17/05/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cảm ơn vì bài viết hữu ích. Mình có một vấn đề cần nhắc đến, nếu trường hợp vợ chồng hưởng thừa kế Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ chồng, và giấy chứng nhận đó đứng đên của bố mẹ thì khi giao dịch các vấn đề liên quan đến tài sản này ngoài sự đồng ý của vợ chồng còn cần co sự đồng ý bằng văn bản và chữ ký của các con là thành viên của hộ sử dụng đất.

     
    Báo quản trị |  
  • #584449   29/05/2022

    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Việc kết hôn nên các hành động của vợ hoặc chồng đều sẽ ảnh hưởng chung đến với cả hai. Và vì mối quan hệ này được tạo nên từ sự tin tưởng, yêu thương nên trong một số trường hợp chồng hoặc vợ có thể tự mình đưa ra quyết định nê cả hai đã có thỏa thuận từ trước về việc này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585986   26/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cảm ơn vì bài viết của bạn. Đọc bài viết mình đã có thể biết được những thông tin trong những trường hợp giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng. Nhưng mình có một thắc mắc ví dụ như chồng sử dụng tài sản chung để thực hiện một giao dịch chẳng hạn như vay thế chấp, vay tín chấp nhưng không thông qua vợ thì sau này có vấn đề xảy ra thì người vợ có bị liên đới hay không? Rất mong được bạn giải đáp, mình xin cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuthienan134 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/06/2022)
  • #587192   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn đã cung cấp thông tin khá chi tiết về các giao dịch có thể thực hiện mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Trong các gia đình hiện nay, chỉ trừ các giao dịch mua bán mà cần sử dụng số tiền, tài sản lớn thì vợ chồng mới thoản thuận với nhau, còn lại đa số mà mặc nhiên đồng ý. Tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều trường hợp vợ chồng tranh cãi với lý do chưa được sự đồng ý của mình đã mua sắm. Do vậy, các cặp vợ chồng cũng nên tìm hiểu quy định này để hiểu rõ quyền lợi của mình, đặc biệt là tài sản liên quan đến bất động sản hoặc vay ngân hàng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #588504   28/07/2022

    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Theo quan điểm của mình, pháp luật quy định về các giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng là hợp lý bởi vì vợ chồng sống với nhau cần có sự chung chạ nhất định thì mới bền chắc. Cuộc sống vợ chồng không thể mỗi chút là lại đem chuyện tài sản ra thỏa thuận rạch ròi được

     
    Báo quản trị |  
  • #596123   28/12/2022

    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cảm ơn bài viết đầy bổ ích của bạn. Theo nguyên tắc đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự đồng ý của hai bên. Tuy nhiên, đối với một số giao dịch không cần sự đồng ý của hai bên vì tính chất của giao dịch tạo ra tài sản hoặc phục vụ nhu cầu của cả hai, hoặc đã có thỏa thuận không cần có sự đồng ý của hai bên. Ngoài các loại hình giao dịch trên, thì vợ hoặc đồng muốn giao dịch trên tài sản chung cần hỏi ý kiến và có dự đồng ý của nhau để tránh trường hợp tranh chấp hoặc giao dịch vô hiệu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596150   29/12/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Giao dịch tài sản chung không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng

    Cảm ơn bài viết của bạn. Như vậy, Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập; vợ chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình … trong một số trường hợp không cần có sự đồng ý của bên còn lại. Pháp luật quy định như vậy mình thấy một số trường hợp đó rất phù hợp.

     
    Báo quản trị |