Giao dịch mua đất có bị vô hiệu khi người bán qua đời?

Chủ đề   RSS   
  • #569743 31/03/2021

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Giao dịch mua đất có bị vô hiệu khi người bán qua đời?

    Cô A đang thỏa thuận bán đất cho 1 người khác cũng có quen biết. Nhưng khi đang trong giai đoạn làm thủ tục chuyển nhượng thì cô mất đột ngột.

    Như vậy, những người được thừa kế tài sản này của cô A có phải tiếp tục việc bán đất không, đây có phải là nghĩa vụ bắt buộc không?

    Theo thông tin đặt ra như trên thì mình tạm chia thành hai trường hợp như sau:

    Trường hợp thứ nhất: Việc chuyển nhượng mảnh đất giữa người cô và người mua đã được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

    Cụ thể, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.

    Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 cũng quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực tại thời điểm được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

    Trong trường hợp này, mặc dù người cô đã mất nhưng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực tại thời điểm được công chứng nên người mua vẫn có thể mang hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hợp lệ để thực hiện thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.

    Trường hợp thứ hai: Việc chuyển nhượng giữa người cô và người mua chưa được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai hoặc hợp đồng đã được lập nhưng không có giá trị pháp lý thì giải quyết như sau:

    Người mua có thể xuất trình các chứng cứ để chứng minh có việc thỏa thuận chuyển nhượng giữa họ và chú anh; đồng thời họ cũng đã chuyển một phần hoặc toàn bộ số tiền theo thỏa thuận cho chú anh thì có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận hiệu của giao dịch chuyển nhượng.

    Sau khi được Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đất, người mua có thể tiến hành thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trong trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người mua và những người thừa kế của người cô thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

    Mong nhận thêm ý kiến đóng góp từ các bạn.

     
    1810 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận