Giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba: Vai trò pháp lý của Bên được bảo đảm?

Chủ đề   RSS   
  • #376411 27/03/2015

    HaiZin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 3 lần


    Giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba: Vai trò pháp lý của Bên được bảo đảm?

    Trong trường hợp giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba (cầm cố/thế chấp), quyền và nghĩa vụ pháp lý của Bên được bảo đảm là gì? Liệu quy định của pháp luật về vấn đề này đã rõ ràng hay chưa? Cụ thể:

    - Sau khi đã xử lý xong tài sản bảo đảm, Bên được bảo đảm có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên Bảo đảm giá trị phần nghĩa vụ mà mình đã được Bên bảo đảm thực hiện thay hay không?

    - Trường hợp Bên bảo đảm và Bên nhận bảo đảm thỏa thuận phương án Bên bảo đảm sẽ nộp tiền vào để rút tài sản bảo đảm ra, thì Bên được bảo đảm có quyền quyết định (đồng ý/không đồng ý) về số tiền nộp vào này hay không?

    Mời các bạn cùng nghiên cứu và thảo luận. Để tránh định hướng quan điểm, tôi cũng sẽ nêu ý kiến của mình trong quá trình mọi người cùng tham gia thảo luận.

     
    19040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #376824   31/03/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    vpcctaynamct viết:

    Bốn cái ngu của bạn đưa ra thật là ko làm sao tôi hiểu nổi, cái ngu thứ nhất là làm thợ may mà cũng bị liệt vào hạng ngu đần thì tôi nghiệp cho " làm may", thật là quá ngu dốt !

    Đề nghị bạn đọc kỹ Thoả ước sử dụng trước khi viết bài trên Dân luật: "Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá, khiêu dâm, đe dọa, lăng nhục hay xúc phạm cá nhân, đơn vị hay tổ chức khác."

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (31/03/2015) HaiZin (31/03/2015)
  • #376833   31/03/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    boyluat viết:

     

    vpcctaynamct viết:

     

    Bốn cái ngu của bạn đưa ra thật là ko làm sao tôi hiểu nổi, cái ngu thứ nhất là làm thợ may mà cũng bị liệt vào hạng ngu đần thì tôi nghiệp cho " làm mai", thật là quá ngu dốt !

     

     

    Đề nghị bạn đọc kỹ Thoả ước sử dụng trước khi viết bài trên Dân luật: "Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá, khiêu dâm, đe dọa, lăng nhục hay xúc phạm cá nhân, đơn vị hay tổ chức khác."

     

    Boylua t!

    Boyluat à ...nick đó chẳng có xa lạ gì chúng ta đâu...đó là tròi trẻ con nén đá giấu tay ....

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #376823   31/03/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @nguoitruongphu:

    Chuyện bạn nói tôi cũng không rõ lắm, tôi đã và đang không quan tâm chuyện này. Nhưng nếu có sai, thì đó cũng là chuyện của Toà án. Cần phải nghiêm túc xử lý, đấy là điều không phải bàn cãi.

    Việt Nam mình chuyện Toà án hành người dân thì nhiều vô số, vậy mới cần đến luật sư. Và tất nhiên luật sư cần phải giỏi thực tiễn, nhưng bên cạnh đó cũng phải nắm vững lý luận nữa. Đó là điều mình quan tâm trong chủ đề này, nói gì thì nói cũng phải có căn cứ mới được. Các bạn nói chuyện thực tiễn, ok, rất đúng, nhưng mình nói chuyện lý luận, có gì sai ?

    Đa số các toà làm láo, xử ép, nhưng cũng phải có căn cứ người ta mới làm được như thế, chứ có mấy ông dám làm sai chuyện rành rành ra đó ? VD như chuyện ông Toà ở Quảng Ngãi kia ông ấy muốn xử cũng phải dựa trên quy định này kia mới ra được cái phán quyết đó, đúng không nào !?

    @hungmaiusa:

    1. Bên trên thì bạn bảo nếu muốn bảo ai đó không đúng thì mình phải tự chứng minh. Bên dưới bạn lại học ngay chiêu của mình, chỉ bảo không đúng thôi, nhưng lại không chứng minh cho mình rõ. Thôi để mình làm hộ bạn vậy :)

    Mình bảo: "Tuy nhiên đa số thừa nhận không có nghĩa là nó đúng, nhất là ở trong lĩnh vực pháp lý." và bạn bảo mình không đúng. Bạn nên nói thêm như thế này:

    Dù BLDS đã quy định rành rành ra đó rằng cầm cố, thế chấp là phải bằng tài sản của mình, bảo lãnh thì là của người thứ ba; luật đất đai (2003) cũng có quy định bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (mình nói thêm với bạn: chỗ này bạn cần xem là tại sao người ta lại phải đặt cả hai vấn đề thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất cạnh nhau ở luật đất đai như thế); nhưng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn luật đất đai, hướng dẫn về giao dịch bảo đảm đã bảo rằng bảo lãnh ở luật đất đai chính là thế chấp tài sản của bên thứ ba. Nên điều tớ nói là sai.

    Ok, tớ phản bác bạn như thế này (đoạn này tớ dùng lý luận suông, không dùng căn cứ pháp lý):

    Thật ra thì BLDS đã quy định rành rành ra đó rằng cầm cố, thế chấp phải bằng tài sản của mình, luật đất đai (2003) cũng quy định bảo lãnh bằng QSDĐ, nhưng tại sao lại có chuyện phải để ra nhiều văn bản dưới luật hợp pháp hoá cái chuyện thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba ?

    Vì rằng Luật đất đai đã quy định lù lù ra là người sử dụng đất có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ; để khi chủ sử dụng đất đi vay thì dùng HĐ thế chấp, mượn đất người khác đi vay thì dùng bảo lãnh; nhưng các ông con giời ngân hàng không chịu làm theo, cứ phệt 1 dạng HĐ thế chấp chung.

    Khi kinh tế khoẻ mạnh thì không sao, khi kinh tế đói kém, con nợ xù, bảo HĐ làm sai thì hoá ra ngân hàng vỡ nợ cả. Vậy nên Chính phủ mới phải đẻ ra cái chuyện là luật quy định 1 đằng, văn bản hướng dẫn lại "dám chỉnh" cả luật như vậy. (thế mới thấy là cái hệ thống quy phạm ở VN nó chuối như thế nào)

    Lại sang tiếp Luật đất đai 2013, giờ thì bỏ cái chuyện bảo lãnh đi rồi, chỉ còn thế chấp thôi. Vậy là đùng 1 cái, các văn bản hướng dẫn bố láo đang từ dám chỉnh (chỉnh từ bảo lãnh thành thế chấp) lại thành chuẩn không cần chỉnh. Thế mới thấy rằng là Nhà nước mình vẫn còn khôn lắm, cũng vẫn biết rằng "chuyện trước đây" sơ hở như thế nào nên mới phải "hợp thức hoá" nó.

    Ok rồi nhé, đa số thừa nhận rồi nhưng không đúng, nên Nhà nước mới phải sửa.

    P/s: Thực ra mà nói thì chỗ này tớ nói hơi thừa, thực ra không cần phải giải thích gì với cậu, vì phần cậu bôi vàng chỉ là bổ ngữ, nó là một phận độc lập, không liên quan gì tới nội dung đang tranh luận của topic. Đúng như tớ viết: "đa số thừa nhận không có nghĩa là nó đúng, nhất là ở trong lĩnh vực pháp lý" điều này không có gì để bàn cãi cả.

    2. Còn phần bôi vàng thứ 2, thôi không giải thích dài dòng nữa, chốt 1 câu, đấy là quan điểm cá nhân, nguyên văn như mình đã nói: "Tất nhiên mình cũng không phản đối..."

    P/s tất cả: Mình tham gia vào topic này chủ yếu vì tranh luận - làm rõ hơn vấn đề mang tính chất học thuật; không phải tranh luận - hơn thua. Có khuyết điểm gì mong các vị huynh đệ chỉ giáo :)

     

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    HaiZin (31/03/2015)
  • #376831   31/03/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Tôi xin nói thẳng với bạn rằng : Do bạn chưa thấy HĐ tín dung ( dùng cho cá nhân và hộ gia đình) nên bạn cho là khg có luật....tui có trong tay HĐ nêu được dẫn giải theo 3 quyết định bổ sung  hướng dẫn của ngành Ngân hàng ( cấm phổ biến)

    Bạn nói khg có luật là sai ,mà là có nhưng cấm phổ biến...HĐ tín dụng và HĐ thế chấp tài sãn  đều phải có chử ký của 3 bên..

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    HaiZin (31/03/2015)
  • #376837   31/03/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Boyluat lại bươi móc chuyện cũ lên làm gì.

    Vấn đề đó là thiếu sót của BLDS 2005 (chắc lúc đó các bác làm luật quên mất tiêu bên thứ ba nên chỉ ghi "một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình" thay vì phải ghi "một bên hoặc bên thứ ba giao/thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình").

    Sau này vào thực tiễn mới thấy bị thiếu sót nên phải chữa cháy trong các Nghị định về giao dịch bảo đảm. Hy vọng đợt sửa BLDS kỳ này các sai sót đó sẽ được khắc phục.

    Đợt tòa bắt bẻ các ngân hàng về hình thức, nếu không lầm, hình như là liên quan đến hợp đồng bảo lãnh (thực chất là thế chấp QSDĐ của bên thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ) vì theo định nghĩa bảo lãnh tại BLDS 2005 thì là dùng uy tín chứ không phải dùng tài sản, mà cái này thì thường chỉ có ngân hàng mới sử dụng.

    Thân

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    boyluat (31/03/2015) HaiZin (31/03/2015)
  • #376846   31/03/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Boyluat.

    Trước đây việc "thế chấp" tài sản của bên thứ 3 để vay là có nhiều tranh cãi.

    Ngay cả trong qua trình xét xử cũng vậy: nhiều tòa án chấp nhận nhưng cũng có 1 số tòa án cho là vô hiệu với lý do đó là HĐ bảo lãnh, không phải hợp đồng thế chấp. Đây là vấn đề về quan điểm cách nhìn nhận vấn đề khác nhau của 1 quan hệ pháp luật (tương tư như tranh cãi là án dân sự hay kinh doanh thương mại).

    Tuy nhiên, hiện nay tòa án NDTC đã tập huấn và thống nhất đó là thế chấp, không phải là bảo lãnh và lập luận:

           A vay tiền của ngân hàng B; được C bảo lãnh bằng QSDĐ của C. Khi A không có khả năng thanh toán thì phát sinh nghĩa vụ dân sự của C là phải trả thay; HĐ "thế chấp" bằng QSDĐ là đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự của chính C, do đó không phải là hợp đồng "bảo lãnh" vì A không còn có nghĩa vụ đối với ngân hàng B.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    cutoan (02/04/2015) boyluat (31/03/2015) HaiZin (31/03/2015)
  • #376904   31/03/2015

    HaiZin
    HaiZin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào @boyluat, @nguoitruongphu@hungmaiusa!

    Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình thảo luận trong topic này, mặc dù nội dung mà các bạn thảo luận không ăn nhập gì với vấn đề mà tôi đưa ra. Tuy vậy, tôi cũng xin đóng góp chút ý kiến hạn hẹp của mình về vấn đề mang tính chất học thuật này.

    Giống như các bạn đang tranh luận, thực tế tồn tại 02 quan điểm đối với vấn đề này, và tổ soạn thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi, bổ sung cũng đang tranh luận, xin ý kiến để giải quyết chứ không riêng gì các bạn, cụ thể:

    - Quan điểm thứ nhất: Đồng ý với việc thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba. Theo đó, các bên sẽ ký 01 Hợp đồng cầm cố/thế chấp đối với giao dịch được bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.

    - Quan điểm 02: Việc thế chấp, cầm cố chỉ được thực hiện để đảm bảo cho nghĩa vụ của chính mình, mọi trường hợp xuất hiện bên thứ ba thì đều là bảo lãnh. Theo quan điểm này, trong các giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba thì các bên cần phải ký 02 Hợp đồng, 01 Hợp đồng bảo lãnh cho nghĩa vụ của người khác và 01 Hợp đồng cầm cố/thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh đó.

    Về quan điểm cá nhân, tôi nghiêng về quan điểm thứ 01, căn cứ pháp lý mà tôi đưa ra như sau:

    1. Sử dụng luôn quy định của Bộ Luật Dân sự mà @boyluat đã viện dẫn, cụ thể:

    Điều 326. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Điều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Cần lưu ý, các điều luật này không nói rằng nghĩa vụ dân sự được bảo đảm phải là nghĩa vụ của chính mình (chú ý đoạn bôi đậm), như vậy nghĩa vụ dân sự được bảo đảm ở đây có thể hiểu là nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của bên thứ ba.

    2. Để củng cố cho quan điểm trong quy định của Bộ Luật Dân sự trên, tôi căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP):

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.

    Với nội dung trình bày trên, tôi mong rằng bạn @boyluat có thể chấp nhận tiền đề "giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba", để chúng ta có cơ sở nghiên cứu và thảo luận về vấn đề chính của topic này mà tôi đã đưa ra (nếu được).

    @nguoitruongphu: Tôi không dám nhận mình hiểu biết thực tiễn hơn bạn, nhưng tôi cũng không phải chỉ lý thuyết suông hay là "người ngoài cuộc". Nếu nói về tranh chấp ngân hàng thì bản thân tôi cũng đã 05 năm giải quyết tranh chấp trong ngân hàng rồi. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp thì tôi tiếp xúc hàng ngày, mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay cũng do tôi soạn thảo một phần, Bản án/Quyết định của Tòa liên quan đến tranh chấp tài sản bảo đảm của bên thứ ba tôi cũng có không ít (bao gồm cả Bản án của Tòa án phúc thẩm v/v sửa Bản án sơ thẩm, công nhận hiệu lực của Hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba mà bạn @unjustice có đề cập đến).

    Cập nhật bởi HaiZin ngày 31/03/2015 08:43:39 CH Cập nhật bởi HaiZin ngày 31/03/2015 07:03:52 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HaiZin vì bài viết hữu ích
    cutoan (02/04/2015)
  • #377067   01/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Mình cũng đồng ý phương án 1. Phương án 2 thì lằng nhằng về mặt thủ tục, hồ sơ giấy tờ quá mà về bản chất thì cũng không khác gì mấy.

    Bảo lãnh thì dùng uy tín mà sau đó lại phải thế chấp/cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nghe nó buồn cười thế nào đó. Thà rằng ngay từ ban đầu dùng luôn tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác, dễ hiểu và đơn giản hơn nhiều.

    Về điều luật cũ đúng là điều luật không nói bảo đảm nghĩa vụ dân sự của chính mình nhưng đọc điều luật này rất dễ gây ngộ nhận, hiểu lầm. Vậy thà rằng cứ ghi thẳng vào điều luật cho rõ ràng như đã "chữa cháy" ở Nghị định ấy.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    HaiZin (01/04/2015)
  • #377087   01/04/2015

    HaiZin
    HaiZin

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào @unjustice,

    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Nếu được, mời @Unjustice bàn luận về vấn đề chính của topic tại bài đầu tiên, tôi nghĩ sẽ thú vị hơn chủ đề này nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #377152   02/04/2015

    cutoan
    cutoan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo ý kiến của mình thì việc các bên ký vào hợp đồng thế chấp là tự nguyện, Bên bảo đảm tự nguyện thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo đảm nên bên được bảo đảm không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại, trừ khi 2 bên có thỏa thuận riêng. Còn việc nộp tiền để rút tài sản đang bảo đảm ra, việc nộp tiền trả nợ làm thay đổi nghĩa vụ dân sự của bên được bảo đảm với bên nhận bảo đảm, nên phải có sự đồng ý của bên được bảo đảm (dù thông thường thì việc này có lợi có bên được bảo đảm).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cutoan vì bài viết hữu ích
    HaiZin (02/04/2015)
  • #377160   02/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Về câu hỏi thứ nhất, dĩ nhiên nếu được dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ (của bên thứ ba) thì khi thực hiện nghĩa vụ bảo đảm xong thì Bên được bảo đảm phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên Bảo đảm chứ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Hiện nay Luật dân sự không có quy định này trong phần cầm cố, thế chấp vì đang hiểu theo hướng bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, như phương án 2 (nên chỉ quy định nội dung này tại phần bảo lãnh).

    Về câu hỏi thứ hai, hiển nhiên là để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải có quyền quyết định số tiền nộp vào để rút tài sản ra, tuy nhiên số tiền yêu cầu  phải được giới hạn ở mức tối đa bằng nghĩa vụ nợ mà bên được bảo đảm phải thanh toán cho bên nhận bảo đảm.

    Thực tiễn có một số rủi ro phát sinh mà luật nên làm rõ liên quan đến mối "quan hệ tay ba" này này đó là:

    - Trong trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp của bên bảo đảm phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu (ví dụ do thừa kế) hoặc bị hư hỏng, thiêu hủy thì bên bảo đảm có phải có nghĩa vụ đưa tài sản khác của mình vào để thay thế hoặc để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm hay không.

    - Trường hợp bên bảo đảm bị bên được bảo đảm lừa dối, cung cấp thông tin không chính xác có khiến cho quan hệ bảo đảm đó bị vô hiệu hay không? Nếu tòa tuyên vô hiệu thì quyền lợi của bên nhận bảo đảm được giải quyết thế nào

    - Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi thêm bên bảo đảm trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi nợ hay chỉ giới hạn ở phạm vi tài sản bảo đảm (trong trường hợp hợp đồng bảo đảm không có quy định rõ)

    - Quyền của Bên bảo đảm trong việc định đoạt tài sản bảo đảm, trong thời gian bảo đảm cần được quy định rõ hơn không phải phụ thuộc vào sự "ban ơn" của các ngân hàng (hiện nay một số ngân hàng đòi bên bảo đảm phải nộp đủ tiền vào thì mới cho giải tỏa tài sản bảo đảm để thực hiện chuyển nhượng, nhưng phải thực hiện chuyển nhượng thì bên bảo đảm mới có đủ tiền thay thế, cái vòng luẩn quẩn này dẫn đến việc bên bảo đảm phải vay nóng từ bên ngoài nếu ngân hàng làm khó không cho giải tỏa tài sản bảo đảm). 

     

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    HaiZin (02/04/2015)
  • #377324   03/04/2015

    cutoan
    cutoan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 7 lần


    Unjustice viết:

    Chào bạn,

    Về câu hỏi thứ nhất, dĩ nhiên nếu được dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ (của bên thứ ba) thì khi thực hiện nghĩa vụ bảo đảm xong thì Bên được bảo đảm phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên Bảo đảm chứ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Hiện nay Luật dân sự không có quy định này trong phần cầm cố, thế chấp vì đang hiểu theo hướng bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, như phương án 2 (nên chỉ quy định nội dung này tại phần bảo lãnh).

    Về câu hỏi thứ hai, hiển nhiên là để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải có quyền quyết định số tiền nộp vào để rút tài sản ra, tuy nhiên số tiền yêu cầu  phải được giới hạn ở mức tối đa bằng nghĩa vụ nợ mà bên được bảo đảm phải thanh toán cho bên nhận bảo đảm.

    Thực tiễn có một số rủi ro phát sinh mà luật nên làm rõ liên quan đến mối "quan hệ tay ba" này này đó là:

    - Trong trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp của bên bảo đảm phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu (ví dụ do thừa kế) hoặc bị hư hỏng, thiêu hủy thì bên bảo đảm có phải có nghĩa vụ đưa tài sản khác của mình vào để thay thế hoặc để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm hay không.

    - Trường hợp bên bảo đảm bị bên được bảo đảm lừa dối, cung cấp thông tin không chính xác có khiến cho quan hệ bảo đảm đó bị vô hiệu hay không? Nếu tòa tuyên vô hiệu thì quyền lợi của bên nhận bảo đảm được giải quyết thế nào

    - Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi thêm bên bảo đảm trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi nợ hay chỉ giới hạn ở phạm vi tài sản bảo đảm (trong trường hợp hợp đồng bảo đảm không có quy định rõ)

    - Quyền của Bên bảo đảm trong việc định đoạt tài sản bảo đảm, trong thời gian bảo đảm cần được quy định rõ hơn không phải phụ thuộc vào sự "ban ơn" của các ngân hàng (hiện nay một số ngân hàng đòi bên bảo đảm phải nộp đủ tiền vào thì mới cho giải tỏa tài sản bảo đảm để thực hiện chuyển nhượng, nhưng phải thực hiện chuyển nhượng thì bên bảo đảm mới có đủ tiền thay thế, cái vòng luẩn quẩn này dẫn đến việc bên bảo đảm phải vay nóng từ bên ngoài nếu ngân hàng làm khó không cho giải tỏa tài sản bảo đảm). 

    Mình không thấy luật quy định bên được bảo đảm có nghĩa vụ trả tiền cho bên bảo đảm, nên nếu không có thỏa thuận riêng từ trước thì bên bảo đảm cũng bó tay thôi, vụ này mình có gặp rồi, chủ tài sản bị xử lý nhà xong quay qua đòi tiền bên vay thì bên vay quăng cho cục lơ mà không làm được gì.

    Còn phần dưới thì hình như bạn hiểu sai ý chủ topic, chủ topic hỏi về quyền quyết định của bên được bảo đảm chứ không phải bên nhận bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn cutoan vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (03/04/2015) HaiZin (04/04/2015)
  • #377176   02/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Các bạn thích được suy diễn để tỏ ra mình hiểu biết luật ?

    --- Thực chất của "Vai trò pháp lý của Bên được bảo đảm?" là người trực tiếp nhận tiền vay( bên B) ,còn người  vay (bên C) là Cò của NH...chỉ ăn 4%-8% gọi là dịch vụ.

    --- Thực chất tại sao người có tài sãn ( bên B) không vay trực tiếp NH ? bởi vì ( bên B)không có phương án trả nợ khả thi...nên phải nhờ (bên C) là Cty hay cá nhân quen biết với NH....để ăn phí dịch vụ.

    --- Thực chất khi xảy ra nợ xấu thì NH thanh lý tài sãn (bên B) là chính xác ,bởi vì bên B nhận tiền vay và sử dụng tiền vay,bên C chỉ ăn cò....

    Tóm lại HĐ tín dụng ( dùng cho cá nhân và hộ gia đình) bao gồm có : Bên A ( Ngân Hàng) ,Bên B ( Chủ sở hữu tài sãn) ,Bên C( người đứng tên vay của NH) mọi ràng buộc ,trách nhiệm và nghĩa vụ đề do bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm....có thế mà suy diễn lòng vòng ....để chứng mình mình am hiểu luật.?

    Ngân Hàng vận dụng theo Quyết Định của Chủ tịch HĐ QT của NH  để đẩy mạnh dư nợ tín dụng...lợi dụng tình thế lải suất huy dộng thỏa thuận cao trong những năm 2010-2012 đỉnh điểm 18-22% lải suất huy động,né tránh sự xiết chặt tín dụng của Thống Đốc NH NN VN ,thời điểm đó Bảo đảm phương án trả nợ ,chỉ có những CTY ,DN ....có doanh số và giao dịch  tốt với NH,nhưng khg có tài sãn thế chấp.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    HaiZin (02/04/2015)