Giao dịch bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #393824 25/07/2015

    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Giao dịch bảo đảm

    Mình có một tình huống giả định mong mọi người cho ý kiến giải quyết.

    A vay tiền của ngân hàng B. C dùng tài sản của mình là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C để bảo lãnh cho A vay tiền. Vậy

       Trong quan hệ này, ngoài hợp đồng bảo lãnh có cần lập hợp đồng thuế chấp có đối tượng tài sản là căn nhà của vợ chồng C cho ngân hàng B không?

       Giả sử có hợp đồng thuế chấp trong trường hợp trên thì hợp đồng thuế chấp đó có vô hiệu không? trách nhiệm của C khi đó như thế nào?

    Thân.

    Cập nhật bởi bienlc ngày 25/07/2015 10:32:56 SA

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    9758 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #393910   27/07/2015

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn,

    Bạn thử đọc link bên dưới để có câu trả lời: 

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/hop-dong-the-chap-va-bao-lanh-90881.aspx

    Lưu ý: "Hợp đồng thế chấp" chứ không phải "Hợp đồng THUẾ chấp" nhé.

    Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #393954   27/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Thứ nhấtcó cần lập hợp đồng thuế chấp có đối tượng tài sản là căn nhà của vợ chồng C cho ngân hàng B không?

    Theo quy định của luật dân sự thì việc đem tài sản của người thứ ba để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ thì gọi là bảo lãnh.

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Do đó, có thời kỳ khi giải quyết tranh chấp HĐ tín dụng, có TA hủy HĐ thế chấp với lý do đó không phải là thế chấp mà là bảo lãnh; Có TA lại công nhận và cho đó là HĐ thế chấp là đúng.

    Sau này TA đã thống nhất về đường lối xét xử theo hướng: công nhận đó là HĐ thế chấp.

    Lập luận để công nhận HĐ thế chấp (lấy ví dụ của bạn):

    - A vay tiền của NH B.

    - C bảo lãnh cho A sẽ thanh toán giùm A nếu A không trả được cho B.

    - C lấy tài sản của C để thế chấp cho "nghĩa vụ bảo lãnh" của C.

    Do đó, trong thực tế ngoài HĐ tín dụng luôn phải có hợp đồng thế chấp.

    Thứ hai, Giả sử có hợp đồng thuế chấp trong trường hợp trên thì hợp đồng thuế chấp đó có vô hiệu không? trách nhiệm của C khi đó như thế nào?

     Trong trường hợp C "dùng tài sản của mình là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C để bảo lãnh cho A vay tiền" mà không có ý kiến của người chồng thì HĐ bảo lãnh đó sẽ bị vô hiệu.

    Theo quy định của luật dân sự:

    Điều 219. Sở hữu chung của vợ chồng

    1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

    2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    Điều 221. Chiếm hữu tài sản chung

     

    Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

     

    Trách nhiệm của C vẫn còn nhưng chỉ bằng phần tài sản thuộc sở hữu của C trong căn nhà chứ không phải toàn bộ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    bienlc (28/07/2015)
  • #394048   28/07/2015

    bienlc
    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    #Maiphuong5 : cảm ơn bạn đã góp ý giúp mình.

    #hungmaiusa dựa trên góp ý của bạn mình có một vài thắc mắc.

    Ở vấn đê thứ nhất theo mình vì C dùng căn nhà để bảo lãnh cho A vay tiền nên C trở thành bên bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh. Tuy nhiên để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh của mình, C ký với ngân hàng B hợp đồng thế chấp căn nhà này. Việc C ký với B hợp đồng thế chấp căn nhà này phù hợp với quy định tại Điều 342 BLDS về thế chấp tài sản. Nên có thể có hợp đồng thế chấp giữa 2 bên B và C.

    Ở vấn đề thứ hai.Mình đồng ý với bạn khi kết luận không chỉ hợp đồng thế chấp mà hợp đồng bảo lãnh cũng bị vô hiệu vì vi phạm các quy định tại Điều 219, Điều 221 BLDS 2005 như bạn đã dẫn. Tuy nhiên, như bạn nói "Trách nhiệm của C vẫn còn nhưng chỉ bằng phần tài sản thuộc sở hữu của C trong căn nhà chứ không phải toàn bộ". Trong trường hợp giá trị toàn bộ căn nhà mới bảo đảm được nghĩa vụ A, trong khi đó lúc này tài sản của C chỉ còn bằng giá trị nửa căn nhà. Như thế không bảo đảm được nghĩa vụ của A, nếu A không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì Ngân hàng B có được bán nửa căn nhà thuộc sỡ hữu của C để bảo đảm một phần nghĩa vụ của A không?

    Hy vọng sớm nhận được góp ý từ bạn. Thân.

    Cập nhật bởi bienlc ngày 28/07/2015 12:39:18 SA

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #394060   28/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn

    Ở vấn đê thứ nhất theo mình vì C dùng căn nhà để bảo lãnh cho A vay tiền nên C trở thành bên bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh. Tuy nhiên để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh của mình, C ký với ngân hàng B hợp đồng thế chấp căn nhà này. Việc C ký với B hợp đồng thế chấp căn nhà này phù hợp với quy định tại Điều 342 BLDS về thế chấp tài sản. Nên có thể có hợp đồng thế chấp giữa 2 bên B và C.

    Để biết " Việc C ký với B hợp đồng thế chấp căn nhà này phù hợp với quy định tại Điều 342 BLDS về thế chấp tài sản" hay không thì ta cùng xem lại điều 342 BLDS:

    Điều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. (trích)

    Theo tình tiết của chủ đề :"căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C", không phải "tài sản thuộc sở hữu" của C, C chỉ là đồng sở hữu nên C không có quyền đem tài sản đi thế chấp.

    Hợp đồng thế chấp giữa C với ngân hàng, mà không có sự đồng ý hoặc ủy quyền của người chồng là vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể của HĐ thế chấp. Chủ thể ở trường hợp này phải là cả 2 vợ chồng C.

    Ở vấn đề thứ hai.Mình đồng ý với bạn khi kết luận không chỉ hợp đồng thế chấp mà hợp đồng bảo lãnh cũng bị vô hiệu vì vi phạm các quy định tại Điều 219, Điều 221 BLDS 2005 như bạn đã dẫn. Tuy nhiên, như bạn nói "Trách nhiệm của C vẫn còn nhưng chỉ bằng phần tài sản thuộc sở hữu của C trong căn nhà chứ không phải toàn bộ". Trong trường hợp giá trị toàn bộ căn nhà mới bảo đảm được nghĩa vụ A, trong khi đó lúc này tài sản của C chỉ còn bằng giá trị nửa căn nhà. Như thế không bảo đảm được nghĩa vụ của A, nếu A không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì Ngân hàng B có được bán nửa căn nhà thuộc sỡ hữu của C để bảo đảm một phần nghĩa vụ của A không?

    Nghĩa vụ bảo lãnh của C chỉ được thực hiện bằng tài sản thuộc sở hữu của C. Do đó cần xác định phần tài sản của C trong tài sản chung (căn nhà) của 2 vợ chồng là bao nhiêu thì mới có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Tòa án chỉ giải quyết vụ án trên cơ sở yêu cầu khởi kiện. Do đó:

    + Nếu ngân hàng yêu cầu tòa án buộc C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bằng tài sản là phần sở hữu của C trong căn nhà thì có thể không được chấp nhận; vì không biết phần của C là bao nhiêu? Không đương nhiên là 1/ 2 nếu đó là căn nhà có nguồn gốc từ tài sản riêng của người chồng và có chứng cứ chứng minh. Đồng thời, việc xác định tài sản của C là bao nhiêu trong căn nhà (chia tài sản chung) không có trong yêu cầu khởi kiện nên tòa án có thể sẽ bác yêu cầu khởi kiện của NH.

    + Nếu ngân hàng yêu cầu chia tài sản chung của bà C trong căn nhà và thực hiện nghia vụ bảo lãnh cho A thì tòa án sẽ có thể phân chia tài sản của 2 vợ chồng và xác định tài sản của bà C; đồng thời buộc bà C thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng chính tài sản thuộc sở hữu của C. 

     
    Báo quản trị |  
  • #394092   28/07/2015

    bienlc
    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Cảm ơn bạn đã hồi âm sớm

    Nhưng vấn đề ở chỗ, bạn đã kết luận rằng "Trong trường hợp C dùng tài sản của mình là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C để bảo lãnh cho A vay tiền mà không có ý kiến của người chồng thì HĐ bảo lãnh đó sẽ bị vô hiệu" cùng với các cơ sỡ pháp lý đã nêu bên trên, mình cũng có suy nghĩ giống bạn. Khi đó quan hệ bảo lãnh chấm dứt nên mình cho rằng nghĩa vụ của C không còn theo quy định tại Điều 137 BLDS 2005 khi giải quyết hậu quả pháp lý của HĐ DS vô hiệu theo quy định tại Điều 410 khoản 1 BLDS 2005. Cụ thể các quy định như sau:

    Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu

     

    1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

     

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

    Mong nhận ý kiến phản hồi từ bạn.

    Cập nhật bởi bienlc ngày 28/07/2015 10:32:15 SA bổ sung ý

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #394176   28/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    HĐ thế chấp vô hiệu chứ HĐ bảo lãnh cùng với hợp đồng vay không bị vô hiệu.

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

     

    Không hề có vi phạm trong hợp đồng bảo lãnh.Tôi đã viết sai "thế chấp để bảo lãnh" thành "bảo lãnh" ở trên.

     "Trong trường hợp C "dùng tài sản của mình là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C để bảo lãnh cho A vay tiền" mà không có ý kiến của người chồng thì HĐ bảo lãnh đó sẽ bị vô hiệu."

    Sửa lại thành:

     Trong trường hợp C "dùng tài sản của mình là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C thế chấp để bảo lãnh cho A vay tiền" mà không có ý kiến của người chồng thì HĐ thế chấp đó sẽ bị vô hiệu. 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 28/07/2015 06:13:06 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #394179   28/07/2015

    bienlc
    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Thank bạn !

    Nhưng tài sản dùng để bảo lãnh trong trường hợp này là căn nhà thuộc sỡ hữu chung của vợ chồng C. Về nguyên tắc tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc sỡ hữu của bên bảo đảm và tài sản đó phải được phép giao dịch.

    Tình huống này chỉ ra căn nhà không phải chỉ của riêng C nên đồng sỡ hữu còn lại (nếu không đồng ý bảo lãnh cho A vay) có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐ bảo lãnh vô hiệu theo Điều 410 khoản 1 BLDS 2005 do giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều kiện về sự tự nguyện được quy định tại Điều 122 khoản 1 điểm c BLDS. Khi đó theo mình quan hệ bảo lãnh chấm dứt, C không còn nghĩa vụ bảo lãnh nữa.

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #394182   28/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bảo lãnh không cần có tài sản.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 29/07/2015 08:52:13 SA
     
    Báo quản trị |