Chào bạn,
Không rõ bạn nói "tổ chức e" của bạn là tổ chức gì? Ngân hàng? Công ty cho thuê tài chính? Quỹ tín dụng?.....
Vấn đề bạn nêu ra và bạn hỏi thực ra không liên quan gì đến nhau. Thông thường ở tất cả các tổ chức tín dụng, người ta luôn luôn làm cái việc "đăng ký giao dịch bảo đảm" trước rồi mới giải ngân sau... đối với các khoản vay có tài sản thế chấp. Vì đây là động thái giảm thiểu rủi ro cho khoản vay, trường hợp người vay không trả được nợ thì sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tạo sức ép lên người vay trong việc trả nợ... Việc giải ngân xong rồi mới đi làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo khác gì "cầm dao đằng lưỡi", nghĩa là phần thua thiệt về mình rồi. Tiền người vay đã nhận, giờ người ta không thích ký vào các giấy tờ liên quan đến giao dịch bảo đảm thì sao? : hợp đồng thế chấp, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, đơn đăng ký giao dịch đảm bảo (đối với động sản)... chưa kể tài sản thế chấp không phải là của người vay mà thuộc về bên thứ ba (bên bảo lãnh cho khoản vay) lại càng nguy... rồi do chưa đăng ký giao dịch bảo đảm, chưa ngăn chặn nên người có tài sản có thể bán, chuyển nhượng tài sản đó cho người khác bất kỳ lúc nào... => cực kỳ rủi ro.
Còn tính pháp lý của khoản vay: Như tôi đã nói, đoạn ở trên không liên quan gì đến tính pháp lý của khoản vay cả. Tính pháp lý là: hợp pháp hay không hợp pháp, nó phụ thuộc vào việc tổ chức của bạn có tuân thủ các quy định về cho vay của pháp luật hay không mà thôi.
Không có quy định nào của pháp luật bắt buộc khi cho vay phải có tài sản thế chấp và phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm trước rồi mới giải ngân cả.
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...