Gian dối, khi nào là hình sự, khi nào không phải hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #517085 22/04/2019

    Gian dối, khi nào là hình sự, khi nào không phải hình sự?

    Các bác cho em hỏi ở mảng hình sự thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Nhưng ở mảng dân sự thì cũng có hành vi gian dối khi thực hiện hợp đồng (mục đích vẫn là kiếm lợi từ hành vi gian dối đó). Vậy khi nào gian dối là tội phạm, khi nào không phải là tội phạm nhỉ?
     
    1956 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518001   11/05/2019

    Chào bạn,
     
    Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể, thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác, ví dụ như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người phạm tội sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ quyền hạn, giả danh các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp đồng…Theo mình để xác định hành vi gian dối phạm vào quy định hình sự hay dân sự, thường phải căn cứ vào các chứng từ, tài liệu, giấy tờ giả (như Hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất, giấy vay tiền…) mà đối tượng dùng để tạo niềm tin cho chủ tài sản, làm cho chủ tài sản tin để giao tài sản để xác định. Ví dụ: Trong các vụ án lừa đảo Ngân hàng, đối tượng phạm tội thường xây dựng phương án kinh doanh khống, làm giả hồ sơ tài sản thế chấp…để được vay vốn sau đó chiếm đoạt mà không có khả năng trả nợ.
     
    Ngoài ra, hành vi gian dối cũng là đặc điểm để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Còn người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài sản để chủ tài sản giao tài sản. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng. Nhưng sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản sảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin) của chủ tài sản.
     
    Một số thông tin trao đổi về thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    hoangha9900 (13/05/2019)
  • #518064   13/05/2019

    Cảm ơn bác thuongkp2708 đã trả lời.

    Em phân vân gian dối của hình sự và dân sự bởi đọc báo thấy có một vụ diễn biến thế này: A thuê B lắp đặt máy móc thiết bị với yêu cầu là máy của Nhật, nhưng B lại lắp máy của Trung Quốc và hưởng lợi phần chênh lệnh thiết bị gần 1 tỉ đồng.

    Nhiều năm sau A phát hiện hành vi của B và tố cáo, nhưng sau thời gian dài thực hiện các biện pháp tố tụng hình sự thì B được đình chỉ điều tra bởi hành vi của B chỉ nằm ở dân sự.

    Em thấy rằng ở đây cũng có dấu hiệu của việc gian dối với mục đích chiếm đoạt tài sản (là số tiền chênh lệnh kia), nhưng tại sao lại vẫn là dân sự?

     

    Cập nhật bởi hoangha9900 ngày 13/05/2019 09:49:07 SA
     
    Báo quản trị |