Đối với các vấn đề bạn nêu ra , ý kiến của mình như sau:
Giả sử: mình có một công ty cổ phẩn (CTCP) vốn điều lệ là 2,5 tỷ, đang làm ăn thua lỗ 2,4 tỷ.
Câu hỏi 1: Quy định này có còn hiệu lực hay không? Tại sao khoản 5 điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 lại không đưa trường hợp này vào
Căn cứ khoản 5 Điều 111 luật doanh nghiệp, có 03 trường hợp đc giảm vốn điều lệ. Ngoài 03 trường hợp này thì không có trường hợp nào được thay đổi vốn cả (chứ không phải nói là quy định chung rồi hướng dẫn khác trong nghị định thông tư)
Trong đó có trường hợp tại điểm b khoản 5 dẫn chiếu đến việc mua lại cổ phần tại Điều 129 và Điều 130 (mua lại theo quyết định của Công ty)
Tại ĐIều 130, chỉ cần công ty thỏa mãn một số điều kiện (mà mình sẽ phân tích dưới đây) là được ra quyết định mua lại. Những điều kiện này, không dính dáng gì đến việc có lỗ 50% (như quy định tại thông tư 19 )
Vì vậy rõ ràng: Trường hợp giảm vốn điều lệ theo điểm b khoản 5 Điều 111 là tập lớn chưa cả Điều 129 và điều 130
Trong tập con điều 130 có chứa cả trường hợp bị lỗ 50% (chỉ cần vẫn thỏa mãn yêu cầu của ĐIều 130) là ok.
Đến đây thì câu một coi như xong nhé ! Công ty có quyền mua lại cổ phần (dò lỗ hay không lỗ) chỉ cần thỏa mãn điều kiện .
Câu hỏi 2: Nếu vẫn có hiệu lực thì quy định này phải hiểu như thế nào? Cụ thể là CTCP phải giảm vốn điều lệ xuống mức bao nhiêu? Đâu là giới hạn
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta lại phải đi ngược về khoản 5 ĐIều 111 để xem xét bản chất của việc giảm vốn điều lệ trong CTCP.
- điểm a: điều kiện ở đây là bảo đảm thanh toán nghĩa vụ tài chính, khoản nợ sau khi trả tiền cho cổ đông.
- điểm b: muốn thực hiện việc thanh toán tiền cho cổ đông, cũng khi đảm bảo thanh toán nghĩa vụ tài chính và khoản nợ. Thêm nữa, số cổ phần mua lại được coi như cổ phần chưa bán
- điểm c: giảm phần tương ứng với phần vốn không được góp (tất nhiên là không có chuyện thanh toán tiền) nhưng cổ đông không góp đủ vẫn phải chịu trách nhiệm với khoản nợ, nghĩa vụ trong phạm vi số cổ phần đã cam kết mua (khoản 4 ĐIều 112)
Tựu chung lại, tinh thần của việc giảm vốn điều lệ của CTCP ở đây là: CTCP có thể giám vốn điều lệ (trong một số trường hợp) nhưng phần "trách nhiệm" của nó và các cổ đông không thay đổi . Ở điểm a và b là việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, ở điểm c là việc dù có được giảm vốn nhưng người đã cam kết mua mà không mua vẫn "giữ nguyên trách nhiệm".
Vậy giới hạn ở đây là gì ? đơn giản chỉ là được giảm đến mức mà các nghĩa vụ tài chính, khoản nợ vẫn được đảm bảo thực hiện.
Thông tư 19 không mâu thuẫn với luật (như phần trả lời câu hỏi 1) và chưa có văn bản thay thế nên nó vẫn có hiệu lực .
Câu hỏi 3: . Ý cuối cùng có quy định: "Công ty cổ phần không thanh toán lại tiền cho cổ đông". Tôi đang thắc mắc là cơ chế này sẽ vận hành như thế nào? Không lẽ chỉ đơn thuần là thu hồi một số lượng cổ phần tương ứng của mỗi cổ đông, rồi hủy nó đi, và các cổ đông ko được nhận bất kỳ khoản thanh toán nào trong trường hợp
Trong Công ty cổ phần, Vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa với các cổ đông (vì nó quyết định tỷ lệ, quyền có cổ đông, nhóm cổ đông) còn tài sản của công ty nằm ở giá trị thực của số vốn điều lệ đó . Công ty cổ phần là công ty duy nhất có cấu trúc vốn mở, giúp huy động, thoái vốn cho nhà đầu tư dễ dàng. Tài sản (vốn kinh doanh) của công ty nhiều khi lớn hơn vốn điều lệ rất nhiều.
Chính vì vậy, các trường hợp giảm vốn tại khoản 5 ĐIều 111 quy định việc giảm vốn điều lệ phải đảm bảo tài sản thực của công ty đảm bảo chi trả nghĩa vụ.
Trong các trường hợp giảm vốn thì chỉ có điểm b là cổ đông có thể được thanh toán. Nhưng nếu tài sản của công ty không đủ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì cũng không được thanh toán (khoản 1 điều 131) Vậy nếu không được thanh toán: vốn điều lệ giảm đi (các cổ đông giảm đi theo cùng một tỷ lệ tương ứng ) nhưng tài sản của CTCP không được phép giảm đi nếu không đủ thực hiện nghĩa vụ . Vậy nó vẫn hoạt động bình thường. đâu có gì thay đổi ở đây.
Trên đây là ý kiến đóng góp của mình, có gì mọi ng góp ý thêm
Solicitor
luatgiatre90@gmail.com