Giải thích dùm em Điều 31, nghị định 152/2006/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #189076 28/05/2012

    lengkengl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 442
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Giải thích dùm em Điều 31, nghị định 152/2006/NĐ-CP

    Các anh chị cho em hỏi về điều 31, nghị định 152/2006. Em vẫn chưa hiểu rõ nó được áp dụng khi nào?.Anh chị có thể cho em 1 ví dụ để hiểu về điều luật này. Bên cạnh đó em muốn hỏi :  Bà M ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty X kể từ ngày 01/01/1997 , đến ngày 01/01/2008 thì bị cho thôi việc. Cho biết nguời này có 27 năm đóng BHXH, có 20 nảm làm việc trong khu vực với mức lương bình quân 5 năm cuối trong KV NN là 1.000.000d, 7 năm làm việc tại DNTN có đóng BHXH mõi tháng bà hưởng tiền lương 4.000.000đ. hãy tính chế độ hưu trí?
    XIn cho em hỏi trong ví dụ trên thì năm nào là căn cứ để áp dụng điều 31. Bà M sẽ được tính mức tiền lương, tiền công đóng BHXH là 5 năm cuối hay 10 năm cuối? Vì sao?
    EM xin cảm ơn.....Mong anh chị trả lời sớm giúp em!! Em sắp thi mà có vấn đề đó em thắc mắc mãi!
     
    7312 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #189175   28/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!
    Thắc mắc của bạn được hướng dẫn rất cụ thể tại các điểm 4, 5, 6 mục III Phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

    4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: 

    a) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

    60 tháng

     

    b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ  ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

     

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

    72 tháng

     

    c) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

     

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

    96 tháng

     

    d) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi: 

     

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

    120 tháng

     

    Trong đó:

    Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    5. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

     

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH

    Tổng số tháng đóng BHXH

     

    6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

     

    Mbqtl =

    Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

    +

    Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

    Tổng số tháng đóng BHXH

     

    Trong đó:

    a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.

    b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.

    Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.

    Thân ái!



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    lengkengl (28/05/2012)
  • #189282   28/05/2012

    lengkengl
    lengkengl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 442
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Dạ thưa LS, Em đã đọc thông tư 03, Tuy nhiên khi đọc bài giải của ví dụ trên, họ lại sử dụng mức tiền lương, tiền công đóng BHXH là 10 năm cuối, nhưng theo thông tư 3 thì người tham gia BHXH từ 1/1/2007 thì mới áp dụng mức 10 năm cuối, Còn ở VD trên thì bà M đã tham gia đóng BHXH trước năm 2007. Vậy thì căn cứ nào để người giải VD áp dụng mức tiền lương, tiền công là 10 năm cuối a.!
     
    Báo quản trị |