Tôi thấy tình huống bạn đưa ra không rõ ràng cho lắm bởi không có các mốc thời gian, thanh toán bao nhiêu đợt,... Nói chung có một số vấn đề cần chú ý như sau:
+ Bạn đã nói rõ là tranh chấp thương mại nên coi như chúng ta không đề cập đến chủ thể mà mặc nhiên coi A và B đều là thương nhân, Luật thương mại 2005 là văn bản QPPL chính điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ.Theo quy định tại Luật thương mại 2005 thì mức phạt không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
+ Tuy nhiên, trường hợp dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước từ 30% trở lên thì mức phạt hợp đồng do bên xây dựng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là 12% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 110, Luật xây dựng 2006; Điều 41, Nghị định số 48/2010/N Đ-CP)
+ Bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu như chứng minh được thiệt hại, quyền đòi bồi thường thiệt hại độc lập so với thỏa thuận phạt.
+Cần xác định chính xác giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm để làm căn cứ tính tiền phạt hợp đồng. Theo như nội dung bạn trình bày, B chậm bàn giao công trình xây dựng cho A 10 ngày, như vậy, giá trị hợp đồng sẽ được dùng làm căn cứ để tính tiền phạt. Như vậy, trường hợp này, B sẽ phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng (bàn giao chậm 10 ngày).
+ Trong tình huống của bạn, A cũng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Theo thỏa thuận, A phải thanh toán trong 10 ngày kể từ ngày nghiệm thu công trình, tuy nhiên, sau 10 ngày từ ngày bàn giao công trình, A vẫn chưa thanh toán cho B 50% giá trị hợp đồng còn lại. Giảm trừ phần tiền phạt B phải nộp do vi phạm nghĩa vụ bàn giao, A phải thanh toán cho B 45% giá trị hợp đồng còn lại. Trường hợp A để đến khi Tòa mở phiên xét xử sơ thẩm thì A sẽ bị buộc phải thanh toán cho B 45% giá trị hợp đồng (cùng với lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến thời điểm Tòa mở phiên xét xử sơ thẩm); B sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu A chứng minh được thiệt hại do B bàn giao chậm công trình.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.