Giải quyết tranh chấp ngõ đi giữa hai gia đình.

Chủ đề   RSS   
  • #1330 30/08/2009

    haiyen2680

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tranh chấp ngõ đi giữa hai gia đình.


    Xin chào Luật Sư!

    Bố  tôi là một cán bộ quân đội chống Pháp, Mỹ hiện đã về nghỉ hưu.

    Năm 2005, Để vui thú lúc tuổi già bố mẹ tôi đã quyết định mua nhà tại:  tổ 24 - P.Đồng Tiến - TP Hoà Bình để ở,ngôi nhà này gồm có: nhà , vườn rộng khoảng 300m2 đã có sổ đỏ và sở hữu cái ngõ đi là 200m2 hiện chỉ có gia đình tôi và nhà cô B đi hàng ngày còn 2 hộ nữa thì họ chỉ có đất ở đó thôi, cái ngõ này thuộc sở hữu của nhà tôi vì chủ cũ đã mua cái ngõ này của Hợp tác xã mà các nhân chứng ngày ấy nay vẫn còn sống, có giấy xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố và xác nhận có dấu đỏ của Phường Đồng Tiến.

    Thế nhưng nhà cô B trong nhiều năm qua liên tục gây phiền phức, chửi rủa bố mẹ tôi rất thậm tệ ngay cả khi có chính quyền đến giải quyết và cứ nhận ngõ đi này là của họ.

    Và cách đây khoảng nửa tháng cô B và con gái  tự ý đổ đất sỏi vào ngõ mà không hỏi ý kiến của bamẹ tôi , ba mẹ tôi ra nói thì chúng lại chứng nào tật đấy chửi bới,  tổ trưởng tổ dân phố cũng bó tay và bảo bố tôi viết đơn gửi lên phường giải quyết.

    Sau khi làm đơn thì sáng nay (tức thứ sáu  ngày 28/8/2009) trên phường đã gọi 2 gia đình có mặt tại nhà tổ trưởng để  giải quyết thì chớ trêu thay ba mẹ tôi đã bất lực hoàn toàn trước sự giải quyết  đông đủ công an phường, địa chính, ... phải chăng ở đây đã có sự sắp đặt trước và hôm nay chỉ là tuyên bố mà thôi: 

    Nội dung đại khái như sau:

    Ông địa chính lại cứ xoay bắt bẻ bố mẹ tôi rằng cái ngõ này không có trong sổ đỏ của ông bà mà chỉ là xác nhận mua bán trên giấy tờ viết tay vì vậy ngõ này sẽ là ngõ đi chung của các gia đình ở ngõ này và xưa kia ông bà mua cái ngõ này trên giấy tờ là bao nhiêu thì các gia đình có trách nhiệm hoàn trả ,chia đều và hoàn trả gia đình tôi.

    Và cái ngõ này bây giờ sẽ giao cho tổ dân phố quản lý. nếu trên giấy tờ cách đây 20 năm chủ cũ mua với giá 1000.000 VNĐ chia cho 4 hộ GĐ thì mỗi hộ chỉ có 250.000 VNĐ,nhà tôi chịu thiệt thòi quá, vậy xin luật sư cho tôi một lời khuyên hay một hướng đi đúng đắn nhất  lấy lại công bằng cho ba mẹ tôi.

    Tôi nghĩ nếu như vậy thì ít nhất cũng phải tính theo giá đất hiện tại hoặc quy tiền ra vàng ở thời điểm đó và áp dụng vào giá của bây giờ để mang sự công bằng cho bố mẹ tôi.

    Theo Luật sư thì trên phường giải quyết như vậy là đúng hay sai, bố mẹ tôi rất buồn vì có bao nhiêu là nhân chứng sống toàn những nhà cách mạng lão thành cách mạng sinh sống ở đây lâu năm họ đứng lên biện hộ giúp bố mẹ tôi vậy mà chính quyền bảo là cứ theo luật đất đai mà thi hành,  hy sinh tất cả cho tổ quốc bây giờ lại phải sống trong một xã hội như thế này đây,  có xảy ra việc thì cũng không biết kêu ai.thật quá đau lòng.ở xóm bố mẹ tôi sinh sống toàn những người ở khắp nơi về đây mưu sinh văn hoá cực thấp, và họ chỉ dùng tiền để điều khiển tất cả. tôi đã khóc rất nhiều vì tôi thương bố mẹ tôi liên tục bị gia đình nhà cô B xúc phạm.

    Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của luật sư trong thời gian sớm nhất.lời khuyên của luật sư là sự an ủi lớn lao cho gia đình tôi


    Tôi thành thật xin cảm ơn rất nhiều!


    Tôi là Đào Hải Yến
    ĐT:0916 016 222
    Email: yenkt.newcty@gmail.com
    Nick: haiyen2680@yahoo.com
    ( Bố tôi là Đào Trung Can - 0218 6 293 234)
     
    6340 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #1331   30/08/2009

    LS_TheMinh
    LS_TheMinh
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (127)
    Số điểm: 691
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Lối đi chung.


    Chào Yến,

    Căn cứ Điều 275 Bộ Luật dân sự năm 2005, trường hợp của chị được giải quyết như sau: 

    1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 mà không có đền bù.
    Các bên có thể thỏa thuận giá trị đền bù lối đi chung.

    Trân trọng.




    Luật sư Trương Thế Minh

    Di động 0909097070

    Email: minh@luatsuminh.com

    www.luatsuminh.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Trương Thế Minh

Di động 0909097070

Email: minh@luatsuminh.com

www.luatsuminh.com