Mục đích giao kết hợp đồng của B là mua hàng hóa để phục vụ nhu cầu sản xuất, không để sản xuất bị ngưng trệ. Do đó việc A không giao hàng hóa đúng ngày 31/01/2013 theo thỏa thuận là vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (K13 Đ3 LTM 2005).
Do A vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nên B đã tạm ngừng thực hiện hợp đồng bằng cách tạm thời không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và B đã thông báo việc này cho A bằng văn bản vào ngày 06/4/2013 là phù hợp với qui định tại K2 Đ308 và Đ 315 LTM 2005.
Tiếp theo, B buộc A phải thực hiện đúng hợp đồng và B gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho A chậm nhất tới ngày 15/4/2013, việc này phù hợp với qui định tại Đ 297 và Đ 298 LTM 2005.
Việc A đề nghị gia hạn thực hiện nghĩa vụ giao hàng chậm nhất tới ngày 29/4/2013 nhưng B im lặng không trả lời, do trong hợp đồng không có thỏa thuận im lặng là trả lời chấp nhận nên căn cứ khoản 2 điều 404 BLDS 2005 thì B không chấp nhận gia hạn thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho A chậm nhất tới ngày 29/4/2013.
Qua ngày 15/4/2013 mà B vẫn không thực hiện nghĩa vụ giao hàng nên B đã dùng biện pháp khác là mua hàng của D vào ngày 20/4/2013 để phục vụ nhu cầu sản xuất. Việc này phù hợp với qui định tại K1 và K3 Đ 297 LTM 2005.
Bằng việc mua hàng của D để phục vụ sản xuất là B đã hủy bỏ toàn bộ hợp đồng với A, việc này phù hợp với qui định tại K2 Đ 299 và K2 Đ 312 LTM 2005. Tuy nhiên, B không thông báo ngay cho A biết việc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, tới ngày 28/4/2013 khi giao hàng mà bị B từ chối không nhận thì A mới biết, là B đã vi phạm nghĩa vụ qui định tại điều 315 LTM 2005.
Ngày 01/7/2013 A khởi kiện là còn thời hiệu khởi kiện (2 năm kể từ ngày 28/4/2013) và B phản tố cũng còn thời hiệu (2 năm kể từ 31/01/2013) theo qui định tại điều 319 LTM 2005. Việc khởi kiện của A và phản tố của B được thực hiện khi thời hạn khiếu nại của cả 2 bên vẫn còn theo K3 Đ 318 LTM 2005.
Bởi các lẻ nêu trên :
- Căn cứ K1 và K3 Đ 297; Đ 302 và Đ 303 LTM 2005 buộc A phải bồi thường cho B khoản tiền chênh lệch giữa giá mua hàng hóa của D và giá mua hàng hóa của A.
- Tuy B vi phạm nghĩa vụ thông báo nhưng trong trường hợp B có thông báo ngay thì A vẫn phải thực hiện hợp đồng mua hàng hóa với C, tức vẫn phải nhận hàng của C, do đó thiệt hại của A không phải do vi phạm của B trực tiếp gây ra nên không đủ yếu tố để phát sinh trách nhiệm bồi thường của B theo qui định tại Đ 303 LTM 2005. Như vậy B không phải bồi thường cho A.
- Việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của A có nguyên nhân từ việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của C nhưng không có ai khởi kiện nên không xem xét.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM