Giải quyết tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #139219 12/10/2011

    koolza

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tranh chấp

    B bán cho A một lô hàng gồm 600 m vải. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là sẽ giao hàng trong 3 đợt ( mỗi đợt 200m) và thanh toán theo từng đợt.
    Đợt 1, B giao đúng hạn và ông A đã thanh toán đầy đủ.
    Sang đợt 2, Bgiao hàng đúng hạn nhưng ông A không thanh toán tiền như đã thỏa thuận.
    Đến đợt 3, ông A yêu cầu B giao hết số hàng còn lại cho mình và sẽ thanh toán đầy đủ số tiền của cả đợt 2 và đợt 3.
    Tuy nhiên, vì lo ngại ông A không thanh toán tiền đầy đủ như đã hứa, B đã không giao hàng. Do không nhận được số hàng trên, công nhân không có vải để sản xuất, ông A đã chậm trễ trong việc thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng và bị thiệt hại lớn. Ông A đã kiện B vì đã vi phạm việc thực hiện hợp đồng của mình. B cũng kiện ngược lại ông A vì đã không thanh toán tiền cho mình đúng hạn nên số hàng không giao được bị tồn đọng, phải tốn chi phí bảo quản.
    Giải quyết như thế nào?
     
    5441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #139599   13/10/2011

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Điều 308, 309 Luật thương mại 2005 quy định

    Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

    Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

    2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

    1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

    2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

    Theo khoản 13 Điều 3 Luật thương mại:

    13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

    Vậy, trong trường hợp này, ông A đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nên ông B có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng và yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại, nhưng đó phải là những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng trực tiếp gây ra, theo điều 303 Luật thương mại:

    Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

    1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

    2. Có thiệt hại thực tế;

    3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. 

    còn yêu cầu của ông B như trong đề bài sẽ không được chấp nhận vì thiệt hại đó không phải do hành vi vi phạm hợp đồng trực tiếp gây ra.
     
    Tuy nhiên, theo Điều 315 Luật thương mại: 

    Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng

    Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

    Vậy, trong tình huống hày, nếu ông B tạm ngừng thực hiện hợp đồng nhưng không báo cho ông A gây thiệt hại cho ông A thì phải bồi thường thiệt hại cho ông A

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyet_cong_tu vì bài viết hữu ích
    koolza (14/10/2011)