Ngày 02/02/2006 công ty A của Singapore (nguyên đơn) ký hợp đồng bán 7654 kg cà phê và bột kem cho Công ty B của Việt Nam (bị đơn) theo điều kiện CIF HCMC, thanh toán bằng TTR trong vòng 7 ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán. Luật áp dụng cho hợp đồng là luật của Việt Nam.$0
Thực hiện hợp đồng, Nguyên đơn đã giao hàng cho Bị đơn vào ngày 15/02/2006. Sau khi giao hàng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn vận đơn gốc và hoá đơn thương mại đòi tiền hàng và Bị đơn đã nhận được các chứng từ này vào ngày 20/02/2006. Tuy nhiên, đến ngày 28/02/2006, Nguyên đơn vẫn không nhận được tiền hàng của Bị đơn. Việc Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn làm cho Nguyên đơn phải chịu nhiều thiệt hại. $0
Qua nhiều lần khiếu nại không thành công, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài, trong đó yêu cầu Bị đơn phải trả các khoản tiền sau: Tiền hàng; Tiền lãi của tiền hàng; Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax.$0
Trong thư phản bác đơn kiện, Bị đơn đã trình bày như sau:$0
Ngày 02/02/2006 Bị đơn đã ký hợp đồng với Nguyên đơn để nhập khẩu uỷ thác cho Cửa hàng C. Theo Biên bản thoả thuận chung cũng được ký vào ngày 02/02/2006 giữa 3 bên (Nguyên đơn, Bị đơn và Cửa hàng C), nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn là của Cửa hàng C, do vậy Nguyên đơn không có quyền kiện Bị đơn trả tiền hàng. $0
Câu hỏi: $0
1. Yêu cầu của Nguyên đơn đòi Bị đơn phải trả tiền và phải trả các khoản được nêu ở trên có hợp lý hay không? Vì sao?$0
2. Nếu là người phụ trách bộ phận pháp chế của Bị đơn thì nên tư vấn như thế nào cho lãnh đạo của Bị đơn? $0