Chào bạn
Trong TH này có 2 vấn đề cần giải quyết đó là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự
Về trách nhiệm hình sự về phần này mình không nói sâu. (bạn có thể xem thêm điều 240 BLHS).Ngoài ra còn tùy thuộc vào kết quả điều tra.
Vấn đề thứ 2 đó là trách nhiệm dân sự(ở đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
+) Trước hết cần xác định lỗi :Có lỗi của Nguyễn Thị Tư là người đã gây ra đám cháy.Có lỗi của Đỗ Quốc Đạt về hành vi vô trách nhiệm,không làm tròn nhiệm vụ.
+)Có thiệt hại xảy ra:KQ giám định cháy 50 ha rừng
+) Có hành vi trái pháp luật.
Tại điều 608 BLDS quy định về thiệt hại về tài sản bị xâm hại
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Trong TH này Đạt thuộc sự quản lý của Lâm trường thuộc huyện C tỉnh S vậy nên cơ quan này sẽ đứng ra bồi thường và khắc phục hậu quả.
Điều 618 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên việc xác định mức độ bồi thường của các bên còn tùy thuộc vào quá trình điều tra mức độ lỗi của các bên.Bạn có thể tham khảo thêm điều 617 bồi thường thiệt hại trong TH người thiệt hại có lỗi.
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Tư và Đạt có thể được giảm mức bồi thường trong các TH được quy định tại điểm c mục 2 nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTTP Về hướng dẫn áp dụng BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.
Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.
Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!