Giải quyêt tình huống

Chủ đề   RSS   
  • #50902 24/04/2010

    hoa_hong_tinh_yeu_201

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyêt tình huống

            Công ty cổ phần X, được cấp giấy chứng nhận ĐKKD ngày 29/08/2009. Danh sách cổ đông sáng lập gồm 4 người: A, B, C, D; A là đại diện theo pháp luật của công ty.
    Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty là 5 tỷ.
    Danh sách đăng ký mua cổ phần phổ thông  của các cổ đông sáng lập, như sau: A: 300.000.000 đ, B: 300.000.000 đ, C: 200.000.000 đ, D: 200.000.000 đ. Tổng số cổ phần đăng kí của các cổ đông sáng lập là một tỷ (chiếm 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty).
    1. Anh (chị) hãy cho biết tỷ lệ cổ phần mà các cổ đông đăng kí mua như trên đã hợp lý hay chưa? Nêu căn cứ pháp lý?
    Nhưng sau đó, tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập như sau: A: 300.000.000 đ, B: 300.000.000 đ, C: 200.000.000 đ, ông D không nộp số cổ phần đã đăng ký vì lí do ông không muốn tham gia vào công X nữa. Giả sử công ty X ký hợp đồng và gây thiệt hại về kinh tế đã được xác định giá trị là 900.000.000 đ vào thời điểm ông D chưa mua cổ phần. trong trường hợp này khoản thiệt hại của công ty sẽ được bồi thường như thế nào, ai chiu trách nhiệm?
    2.Anh (chị) hãy tư vấn để giải quyết tình huống trên? nêu căn cứ pháp lý?
    Giả sử ông D đã nộp đủ số tiền 200.000.000 đ, đúng thời hạn quy định của pháp luật (90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD). Đầu năm 2010, ông D có một số người bạn mời hợp tác đầu tư một số dự án lớn, nên ông D muốn chuyển nhượng cổ phần của mình trong công ty X cho người khác.
    3. Anh (chị) ông D có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần đó cho người khác hay không? Nêu căn cứ pháp lý?

     
    6508 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận