Chào bạn, theo tôi tình huống này được giải quyết như sau:
- Xác định khối tài sản chung của Ông An và bà Bảo là 800.000.000 đồng; Đây là tài sản chung của vợ chồng, như vậy mỗi người sẽ có là: 400.000.000 đồng.
- Bà Bảo chết năm 2006, không để lại di chúc nên di sản thừa kế của bà sẽ chia theo pháp luật và chia đều cho những người thừa trong hàng thừa kế thứ nhất của bà (tạm thời xác định) là: Chồng (ông An); những người con là C;D;E. Những người trong cùng hàng thừa kế được hưởng kỷ phần bằng nhau, ta tạm tính: 400.000.000/4 = 100.000.000 đồng. Cụ thể, Ông An = C =D =E = 100.000.000 đồng.
- năm 2007, ông An qua đời, trước khi qua đời ông có lập di chúc với nội dung "để lại toàn bộ tài sản cho E". vậy ta sẽ đi xác định "Tài sản" của ông An này như thế nào. Trong khối tài sản chung, khi phân chia ông An có 400.000.000đ + 100.000.000đ (hưởng di sản của bà Bảo). Như vậy tài sản theo di chúc sẽ là 500.000.000 đ.Theo di chúc, ông sẽ để toàn bộ lại cho E, nhưng trước khi chia thừa theo di chúc thì phải xác định xem có ai là người thừa kế mà không phụ thuộc nội dung di chúc theo điều 669 BLDS năm 2005 hay không.
Theo như đề bài, D 22 tuổi mất năng lực hành vi dân sự. Giả thuyết đặt ra, D, 22 tuổi đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (mất năng lực hành vi dân sự). Vậy khi tiến hành phân chia thừa kế theo nội dung di chúc của Ông an cho E thì phải chia cho D một suất thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.Cụ thể chia như sau: 500.000.000đ/3 = 166.6666 (làm tròn số 167.000.000đ). Như vậy, nếu di sản thừa kế của ông An chia theo pháp luật thì suất thừa của một người được hưởng sẽ là: 167.000.000, bây giờ D được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc tạm tính và làm tròn số là: 111.000.000đ (2/3 của 167), phần còn lại chia theo di chúc cho E sẽ là: 500.000.000đ - 111.000.000đ = 389.000.000đ.
Tóm lại, mỗi người sẽ được hưởng là:
C = 100.000.000đ;
D = 100.000.000đ + 111.000.000đ = 211.000.000đ;
E = 100.000.000đ + 389.000.000đ = 489.000.000đ
Chúc bạn thành công!
Thân ái