Giải quyết lấn chiếm đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #612826 14/06/2024

    Lechin91

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:14/06/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết lấn chiếm đất đai

    Thưa Luật sư, cho tôi trình bày câu chuyện như sau, mong Luật Sư tư vấn giúp.

    Nhà tôi có 1,3 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, bên cạnh là của người khác, trong lúc gia đình tôi đi vắng và cũng là tin tưởng nhau, Ông bên cạnh xây một cái nhà để canh trộm, cái nhà đó lấn hết phần đê bảo vệ hồ của gia đình tôi. Lúc trước trên con để đó có một con mương bằng bê tông dẫn nước vào hồ khác, nhưng thời điểm đó nghĩ là mương ấy bỏ không dùng đến, lại là chỗ bà con rồi cũng lỡ làm rồi, giờ thôi để cho họ ở họ canh tôm chứ cũng không kiện cáo gì. Nhưng bây giờ do nguồn nước thay đổi, phải sử dụng lại con mương đó, thì tôi nên viết đơn như thế nào, gửi vào đâu để chính quyền giúp tôi xử lý vấn đề này, hoặc có thể kiện ra toà án dân sự hay không mon Luật sư tư vấn cho. Xin cảm ơn Luật sư.

     
    87 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #613015   20/06/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27118
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 562 lần


    Lấn Chiếm Đất Đai

    Chào anh, về trường hợp của anh có thể tham khảo ý kiến như sau:

    Trước tiên, anh có thể thử thương lượng, hòa giải với người lấn chiếm đất để yêu cầu họ trả lại phần đất bị lấn chiếm. Anh có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, UBND cấp xã, Ban giải quyết tranh chấp đất đai, tổ dân phố, thôn, bản, ấp hoặc các tổ chức xã hội để hỗ trợ việc hòa giải.

    Về thủ tục hòa giải, anh có thể tham khảo thêm tại bài viết: Luật Đất đai 2024: Có được khởi kiện tranh chấp đất đai khi chưa thực hiện thủ tục hòa giải

    Trường hợp việc hòa giải không thành công, anh có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất bị lấn chiếm. 

    Tại đây, anh cần xác định rõ diện tích, vị trí, ranh giới, mốc giới của đất đai của mình theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan. Sau đó anh cần chuẩn bị đơn khởi kiện kèm theo các giấy tờ, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu đất đai của mình và việc bị lấn chiếm đất và theo dõi quá trình xử lý vụ án và thực hiện các quyết định của Tòa án. Cụ thể:

    - Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/20/Don-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai.docx Mẫu Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

    - Các giấy tờ liên quan khi đất đai bị lấn chiếm bao gồm:

    + Sổ hộ khẩu (bản sao); 

    + CCCD/Hộ chiếu/CMND (bản sao).

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan khác để chứng minh quyền sở hữu đất đai của mình.

    + Các bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất, như video, hình ảnh, người làm chứng…  

    Về cách điền Đơn: 

    Anh có thể tham khảo theo cách điền được nêu tại Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, như sau:

    (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

    (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

    (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;

    - Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;

    - Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

    (4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

    (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

    (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

    (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

    (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

    (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

    (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;

    - Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

    - Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

    - Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    - Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |