Chào các anh chị, các bạn!
Hôm qua mình cũng có đọc bài viết về vụ này trên báo Tuổi trẻ và trên LawSoft. Và mình cũng đã có viết bài phê phán trên Blog của mình. Nếu nói như cách chúng ta trao đổi thì có thể nói đã có người bán, người mua thì nơi người bán, người mua trao đổi "hàng" là một cái "chợ". Một cái chợ với nhiều nghĩa của nó, và người bán ở đây là "những người ở chợ". Không biết nói như vậy có quá không nhỉ! Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn không biết dùng từ nào cho nó sát nghĩa và mạnh hơn được.
Mình không biết mỗi khi soạn thảo luật thì các cơ quan này có đóng góp ý kiến bằng văn bản không, và Luật đã ban hành thì các cơ quan này có đọc "sơ sơ" qua không, nhưng theo thực tế thì Ông Hoàng Thuỷ Tiến trả lời gọn tưng, đại khái là "sản phẩm tốt thì được nhận giải thưởng, còn chuyện xả nước thải chưa xử lý ra môi trường khi sản xuất sản phẩm là vấn đề khác, không có liên quan, và đã bị xử lý Hành chính rồi". Nói như vậy thì định nghĩa về "Phát triển bền vững" tại Khoản 4 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đâu còn giá trị gì. Sản phẩm đạt giải vì sức khoẻ cộng đồng trong khi để làm ra nó cộng đồng đã hứng chịu đủ thứ vấn đề về ô nhiễm, ngay cả tự nhiên còn phải gồng mình lên gánh chịu. Thử hỏi như vậy thì có đảm bảo được chủ trương Phát triển bền vững trong thời đại hiện nay hay không? Nói như bạn Karaokecaonguyen cũng đúng nếu đặt dưới góc độ kinh doanh như bạn. Nhưng mình xin thưa rằng, nếu không có những con người học Luật như tụi mình nói lên những cái đúng, cái chân lý thì mình tin rằng trong thời gian không xa nữa đâu, xã hội này, thế giới này sẽ không còn thứ gì, không còn bất kỳ một cái "chợ" nào để phục vụ cho việc mua bán đó đâu.
NVN
Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 31/05/2010 09:30:34 AM