Chào bạn HuyQTD,
+ Hợp đồng thử việc giữa nhân viên Kế toán với Quỹ tín dụng nhân dân của bạn có thời hạn từ ngày 14/04/2009 đến ngày 31/07/2009 là 108 ngày do đó đã vi phạm về thời gian thử việc quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp.
- Theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động thì:
“1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.
4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.”
+ Ngày 01/08/2009 làm hợp đồng chính thức có thời hạn từ ngày 01/08/2009 đến 31/05/2012. (khoảng 34,5 tháng). Kể từ ngày đó (01/08/2009) Kế toán mới được tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế → Quỹ tín dụng nhân dân đã thực thiện đúng quy định về loại hợp đồng, hình thức hợp đồng được quy định tại các Điều 27, 28 của Bộ luật Lao động và Điều 3, 4 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP. Tuy có đóng BHXH, BHYT tôi không thấy bạn nhắc đến Bảo hiểm thất nghiệp, nếu Quỹ tín dụng nhân dân không đóng BHTN thì khi tính trợ cấp thôi việc sẽ khác trường hợp đóng BHTN tôi sẽ trình bày ở phần dưới.
+ Vào cuối năm 2009 do Nhà nước nâng lương cơ bản nên đã điều chỉnh về tiền lương và làm lại hợp đồng với loại hợp đồng có thời hạn 1 năm kể từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010 đối với Kế toán đó.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động việc thay đổi, bổ sung, ký lại hợp đồng trong trường hợp này cũng không có gì mới hết, miễn sao các bên đồng ý với nội dung thay đổi hay chấp nhận ký lại hợp đồng lao động, được quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Khi đã chấp thuận thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung thủ tục thay đổi hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc ký kết hợp đồng lao động mới” và điểm 2, Mục II Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định về Thủ tục thay đổi nội dung hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau:
“- Bên đề xuất yêu cầu nêu nội dung cần thay đổi và thông báo cho bên kia biết bằng văn bản; - Bên nhận được văn bản yêu cầu phải chủ động gặp bên đề xuất để thỏa thuận về nội dung cần thay đổi, chậm nhất trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu; - Trường hợp hai bên thỏa thuận được việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động, thì tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này; - Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động, thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt theo qui định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ Luật Lao động.”
Việc Quỹ tín dụng nhân dân của bạn sẽ Thông báo chấm dứt lao động đối với nhân viên Kế toán đó vào ngày 31/12/2010 cũng đúng quy định tại Khoản 1, Điều 36 Bộ luật lao động: “Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1- Hết hạn hợp đồng; 2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; 3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng; 4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án; 5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.”
Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân không đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:
Điều 42 Bộ luật lao động quy định: “Khi chấm dứt Hợp đồng lao đông đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có từ đủ 12 tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có”. Khi nhân viên Kế toán nghỉ việc thì Quỹ tín dụng nhân dân phải trả “trợ cấp thôi việc” cho người lao động trường hợp này chứ không phải là “trợ cấp mất việc làm".
Theo Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2009 quy định:
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc = | Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc | x | Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc | x 1/2 |
Trong đó:
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc tính theo năm được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm; Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Và tại Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp có quy định:
“1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.
3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.”
Căn cứ vào các quy định trên, nếu Quỹ tín dụng nhân dân của bạn không tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thì khi chấm dứt Hợp đồng lao động với nhân viên Kế toán đó, Quỹ tín dụng nhân dân sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho nhân viên Kế toán trong thời gian từ ngày 14/04/2009 đến ngày 31/12/2010.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3, điều 76 Bộ luật lao động thì “Người lao động do thôi việc hay vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ”, Quỹ tín dụng nhân dân còn phải trả cho nhân viên Kế toán khoản tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ phép hàng năm theo quy định mà người lao động chưa nghỉ.
Tại điều 43 Bộ luật Lao động, "trong thời hạn 07 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động", trong đó có trợ cấp thôi việc. Đồng thời, đồng thời người sử dụng lao động cũng phải hoàn trả sổ Bảo hiểm xã hội và sổ lao động người lao động.
Trên đây là một số nội dung trao đổi cùng bạn,
Nếu có điều chi chưa rõ bạn liên lạc với tôi theo địa chỉ email: lsgiadinh@gmail.com
Mời các anh, chị cho thêm ý kiến tư vấn đối với trường hợp này giúp bạn HuyQTD
Cập nhật bởi lsgiadinh ngày 22/10/2010 12:15:06 PM
Cập nhật bởi GopGioThanhBao ngày 22/10/2010 08:47:05 AM
Thêm link văn bản - Cập nhật bởi lsgiadinh ngày 21/10/2010 07:37:53 PM