Giải quyết các trường hợp bị tai nạn giao thông (TNGT) được coi là tai nạn lao động.

Chủ đề   RSS   
  • #36400 29/06/2009

    Kitty_Ngoctam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết các trường hợp bị tai nạn giao thông (TNGT) được coi là tai nạn lao động.

    Công văn số 223/ATLĐ-CSQP ngày 25/09/2009 trả lời về việc: "Giải quyết các trường hợp TNGT được coi là TNLĐ.

    Nguyên văn nội dung trả lời như sau:

    Căn cứ vào các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/03/2005 của Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Cục An toàn lao động có ý kiến như sau:

    1- Tai nạn giao thông xảy ra trên đường đi làm về mà do lỗi của người lao động thì không xác nhận các trường hợp đó được coi là tai nạn lao động.

    2- Người lao động uống bia rượu khi lái xe xảy ra TNGT, đó cũng là lỗi của người lao động đã vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, do vậy trường hợp này không được coi là TNLĐ.

    3- Các trường hợp TNGT được coi là TNLĐ thì người sử dụng lao động không phải chịu toàn bộ chi phí ý tế như quy định tại Khoản 2 Điều 107 của Bộ Luật lao động.

                                                                CỤC TRƯỞNG

                                                               ĐOÀN MINH HOÀ
                                            ---------------------------------------------------
    Công ty mình hiện đang gặp trường hợp sau:

    Chị A hiện là công nhân công ty mình (đang mang thai 7 tháng), tháng 4 vừa qua chị A trên đường đi làm về được chồng là anh Khải (CN công ty khác) chở về. Trên đường về thì xe của vợ chồng chị có va quẹt với xe ôtô 4 chỗ do anh Long điều khiển. Hậu qủa là vợ chồng chị A bị thương nhẹ và xe của 2 bên liên quan cũng bị hư hỏng.

    Biên bản TNGT ghi rõ:

    -Căn cứ tình tiết diễn biến của  vụ tai nạn và đối chiếu với các quy định của luật giao thông đường bộ chúng tôi kết luận nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do:

    +Anh Khải điều khiển xe môtô chuyển hướng không quan sát.

    +Anh Long điều khiển xe ôtô đến khu vực đường giao nhau, có gờ giảm tốc đã không giảm tốc độ.

    -Căn cứ vào lỗi vi phạm và sự thoả thuận của các bên chúng tôi giải quyết như sau: anh Long bồi thường chi phí điều trị, tiền mổ sau này và các khoản chi phí khác, tiền phải nghỉ việc cho vợ chồng anh Khải với tổng số tiền là 25 triệu đồng. Thiệt hại còn lại các bên tự chịu....

    Hiện nay chị A vẫn chưa đi làm và chị cũng đã gửi các giấy tờ liên quan về vụ tai nạn giao thông này cho công ty, đồng thời yêu cầu công ty phải xác nhận TNLĐ cũng như trả các chi phí điều trị, lương, trợ cấp...như những TNLĐ khác.

    Theo mình:

    -Nếu dựa theo công văn 223/ATLĐ-CSQP ở trên thì công ty không xác nhận đây là TNLĐ vì đây là TNGT do lỗi của người lao động.

    -Nếu TNGT đã tìm ra thủ phạm và giữa 2 bên đã bồi thường trong đó ghi rõ: chi phí điều trị, tiền phải nghỉ việc....nếu vậy thì công ty không phải xác nhận hay thanh toán khoản tiền nào nữa.

    Mình rất mong nhận được ý kiến của các Luật sư và các bạn.

     
    23223 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #36401   15/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        - Tình huống bạn nêu rõ ràng chị A hoàn toàn không có lỗi gì trong vụ tai nạn giao thông này, ngay cả khi cơ quan chức năng kết luận 100% lỗi là do anh Khải, chồng chị A; vì chị A ngồi sau xe anh Khải chứ không phải người điều khiển xe.
        - Cơ quan chị phải xác nhận chị A bị tai nạn lao động là đúng luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #36402   17/06/2009

    congatrong
    congatrong

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông được coi như tai nạn lao động.

    Chào bạn Kitty_Ngoctam!
    Xin lỗi bạn, bạn trích dẫn công văn số 223/ATLĐ-CSQP của Cục An toàn lao động về trả lời nội dung trên không biết có lộn thời gian không. Tôi có điện hỏi Cục nhưng họ không trả lời được, xin bạn giúp xác nhận lại thời gian phát hành văn bản. Rất cảm ơn bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #36403   18/06/2009

    Kitty_Ngoctam
    Kitty_Ngoctam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công văn trả lời về TNLĐ (trường hợp TNGT trên đường đi làm về)

    Rất cám ơn bạn congatrong đã nhắc, mình đính chính lại ngày tháng trả lời công văn nha!

    Công văn số 233/ATLD-CSQP ngày 25/09/2006 do Cục Trưởng Đoàn Minh Hoà ký (không phải năm 2009 như mình đã ghi ở trên). Chắc chắn đây là công văn trả lời của CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG hướng dẫn cho Sở LĐTB-XH Đồng Nai.

    Tình huống mình nêu ở trên, theo trả lời của Chủ tịch Công đoàn KCN thì họ nói cty không phải giải quyết theo chế độ TNLĐ vì trên biên bản TNGT đã ghi rõ trách nhiệm bồi thường giữa 2 bên (chi phí điều trị, ngày nghỉ việc...) nên giờ cty chỉ làm thủ tục để họ nhận bảo hiểm bên tai nạn rủi ro mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #36404   18/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Đây là trường hợp tai nạn lao động mà trong đó chị A không có lỗi. Công ty của bạn Tâm cần phải phân biệt quan hệ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) khác với quan hệ lao động.

    Tuy nhiên, Công ty cần xem lại thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn giao thông - lao động này có hợp lý hay không. Công văn 223 hay 233 (?) và ý kiến của chủ tịch công đoàn KCN là  không chuẩn.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #36405   22/06/2009

    Kitty_Ngoctam
    Kitty_Ngoctam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THÔNG TƯ Số: 19-LĐTBXH/TT

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 19-LĐTBXH/TT NGÀY 02 THÁNG 08 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

    II- TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

    1- Người sử dụng lao động (người trực tiếp ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động) thuộc các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định ở mục I nói trên có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ.

    2- Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tại các cơ quan bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thay cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp số tiền mà cơ quan bảo hiểm bồi thường cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức Bộ Luật Lao động quy định thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân cuả người bị tai nạn lao động được bồi thường ít nhất cũng bằng mức quy định tại khoản 23 Điều 107 của Bộ Luật lao động.

    3- Trường hợp bị tai nạn lao động ngoài phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà do lỗi của người khác gây ra, thì người gây ra tai nạn phải bồi thường cho người bị tai nạn lao động tương ứng với mức độ lỗi của mình theo quy định tại Chương V phần thứ 3 của Bộ Luật dân sự. Người sử dụng lao động của người bị nạn có trách nhiệm yêu cầu người gây ra tai nạn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định của Bộ Luật Dân sự đối với người bị tai nạn lao động; nếu mức bồi thường thấp hơn mức Bộ Luật Lao động quy định hoặc người gây ra tai nạn không có khả năng bồi thường đầy đủ thì người sử dụng lao động phải bồi thưòng phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động được bồi thường ít nhất cũng bằng mức quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

    4- Trường hợp bị tai nạn lao động do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn hoặc các trường hợp rủi ro khác hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết toàn bộ chi phí y tế và bồi thường cho người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ Luật lao động.

    ************
    Theo mình hiểu thì trường hợp TNGT mình đã nêu ở trên, nếu theo thông tư này thì người sử dụng lao động đâu phải bồi thường gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #36406   22/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Thông tư này đã được thay thế bởi TT số 10/2003/TT-BLĐTBXH, theo đó trường hợp này chị A được trợ cấp tai nạn lao động mà không đc bồi thường.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #36407   22/06/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Kitty_Ngoctam : Thông tư 19 bạn trích dẫn đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH. Xin được trích dẫn phần liên quan đến tai nạn lao động ở khoản II.

    II. CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP

    1. Chế độ bồi thường:

    a. Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định dưới đây làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được bồi thường:

    - Tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hai trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).

    - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. (Phụ lục 1).

    b. Điều kiện để người lao động được bồi thường:

    - Đối với tai nạn lao động:

    Người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên nếu nguyên nhân tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.

    Việc bồi thường được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

    - Đối với bệnh nghề nghiệp:

    Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản a, điểm 1 nêu trên được bồi thường theo kết luận của biên bản kết luận của cơ quan Pháp y hoặc của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền trong các trường hợp:

    + Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu.

    + Thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

    Việc bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

    Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề.

     
    Báo quản trị |  
  • #36408   22/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Ntdieu copy mục 2 nói về trợ cấp đi hay là kitty tự tham khảo nhé.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #36409   25/06/2009

    VIETRANSTIMEX
    VIETRANSTIMEX

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cái vụ này mình không biết như thế nào thì áp dụng theo tai nạn giao thông và như thế nào thì được gọi là tai nạn lao động. Theo mình thì thực chất vấn đề xuất phát từ tai nạn giao thông, chỉ khác nhau ở chỗ là trên đường đi từ nhà đến cơ quan và ngược lại. Theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động tự túc phương tiện đi lại đến nơi làm việc, vì thế khi xảy ra tai nạn giao thông thì ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng lao động mà bắt người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại, tôi cho rằng nếu xét ở phương diện tính nhân đạo thì được, còn bắt buột người sử dụng lao động phải bồi thường thì không hợp lý. Vì người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm xã hội, BHYT, còn người lao động khi đi xe máy đã có bảo hiểm phương tiện và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
    Vì vậy, vụ này nhờ các anh chị am hiểu tư vấn cho.
     
    Báo quản trị |  
  • #36410   25/06/2009

    congatrong
    congatrong

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn Hà Tiến Đức!
    Trường hợp bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động thì người lao động được trợ cấp theo quy định tại Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH, không quy định lỗi do ai. Đây là quy định của pháp luật bắt buộc tất cả các DN đều phải thực hiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #36411   26/06/2009

    Kitty_Ngoctam
    Kitty_Ngoctam

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Những trường hợp NLĐ trên đường đi làm/ trên đường đi làm về, nếu có Biên bản TNGT trong đó ghi nhận là không tìm được người gây tai nạn thì công ty mình đều xác nhận TNLĐ.

    Nhưng từ khi nhận được tư vấn từ Cục ATLĐ, Sở LĐ và Công đoàn KCN thì công ty bắt đầu xem xét việc vi phạm hay không vi phạm luật giao thông (căn cứ trên Biên bản TNGT, nếu CA giao thông xác nhận là "NLĐ đã vi phạm luật giao thông dẫn đến tai nạn" thì công ty không xác nhận đó là TNLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #36412   26/06/2009

    dolisa_hn
    dolisa_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dear Kitty_Ngoctam,

    Sở LĐ Đồng Nai và Công đoàn KCN chỗ bạn đồng ý xử lý như vậy, còn ở các tỉnh thành khác vẫn buộc làm theo TT10/2003.

    Xét về quan hệ dân sự thì người gây tai nạn phải bồi thường là đúng, công ty không phải bồi thường gì cả. Vấn đề là, một tai nạn xảy ra có 2 luật chi phối, Luật dân sự (giữa người bị nạn và người gây tai nạn) và Luật LĐ (giữa công ty và người lao động, nếu được coi là TNLĐ). Nếu công ty không tuân thủ Luật LĐ, người lao động có thể kiện lắm chứ.

    Tớ chỉ thắc mắc, dưới góc độ quan hệ dân sự, người gây tai nạn không chỉ gây thiệt hại cho người lao động mà cả công ty nữa vì công ty tự dưng phải trả chi phí y tế, trả tiền lương cho thời gian chữa trị, trợ cấp TNLĐ. Liệu theo Luật dân sự, công ty có thể đòi lại những chi trả này từ người gây tai nạn không. Tớ chưa tìm thấy một ví dụ hay tiền lệ nào như thế để áp dụng theo.

    Còn bây giờ, công ty tớ vẫn trả mọi khoản mà chẳng đòi được từ bên thứ 3 có lỗi. Người lao động nếu đòi được bồi thường từ bên gây tai nạn thì coi như được 2 lần thanh toán chi phí y tế và các khoản khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #36413   26/06/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Vấn đề bạn dolisa đặt ra khá hay, nhưng rất tiếc là không thể đòi  bồi thường được. Bởi, (sức khoẻ, tính mạng của) người lao động không phải là tài sản của pháp nhân.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #36414   29/06/2009

    dolisa_hn
    dolisa_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    #ccc" align="left">Cảm ơn bạn quoctranllc. 

    Nếu theo THÔNG TƯ Số 19-LĐTBXH/TT, rõ ràng trách nhiệm dân sự theo Luật Dân sự là căn cứ trước tiên để bồi thường. Người gây tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường đầu tiên, nếu người này không có khả năng thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí điều trị, người sử dụng lao động mới bồi thường phần còn lại. Như vậy, người lao động chỉ được bồi thường 1 lần chi phí y tế, lương trong thời gian điều trị (từ người gây tai nạn hoặc từ người SDLĐ). Tớ nghĩ như vậy là đúng, vì nếu được bồi thường 2 lần những khoản chi phí thực tế này từ người gây tai nạn và từ người SDLĐ, như thế là trục lợi. Còn phần bồi thường thỏa thuận của người gây tai nạn do xâm hại sức khỏe, tính mạng  hay trợ cấp/bồi thường TNLĐ của người SDLĐ do mất sức lao động thì phải theo Luật.

    Hiện nay, TT10/2003 không quy định như vậy nữa vì giới hạn của TT10 là quan hệ lao động mà thôi. Quan hệ lao động ở đây được đặt lên trên quan hệ dân sự.

    Nhưng xét trên quan hệ dân sự thì các suy luận logic của TT19 vẫn đúng: ai là người có lỗi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

    Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải đứng ra bồi thường trước. Còn việc người sử dụng lao động có đòi lại từ bên có lỗi hay không thì tùy thuộc vào việc người SD LĐ thấy có cần thiết và đáng hay không.

     
    Báo quản trị |