Giai đoạn phạm tội nào?

Chủ đề   RSS   
  • #69721 22/11/2010

    kelieulinhdethuong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giai đoạn phạm tội nào?

    A có ý định giết b. Biết B đi chơi chua về nhà nên A đã nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về để giết. Thấy A có dấu hiệu khả nghi, đội tuần tra đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ, A liền bỏ chạy và bị bắt ngay sau đó.

    Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Nhưng tớ không biết giải thích như thế nào cho đầy đủ cả. Mọi người giúp mình nhé! thanks....
     
    16295 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69841   22/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Gợi ý để bạn có thể giải thích thế này:

    Theo Điều 17 BLHS thì chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

    Theo tình tiết nêu trên, thì A biết B đi chơi chưa về nên đã nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về để giết. Như vậy, A đã có hành vi thăm dò và biết rõ hoạt động của B, nên đã lựa chọn thời điểm, địa điểm để thực hiện việc giết B.

    Hành vi của A chính là hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Vậy hành vi của A là hành vi chuẩn bị phạm tội.

    Cũng theo Điều 17 BLHS thì người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu TNHS về tội định thực hiện.

    A chuẩn bị phạm tội giết người. Theo quy định tại Điều 93 BLHS thì tội giết người chỉ có thể là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

    Vì vậy, A phải chịu TNHS về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #69924   22/11/2010

    Betoan_177
    Betoan_177

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 17. Chuẩn bị phạm tội

    Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

    Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.

    Trong trường hợp ban nói trên thì rõ ràng là ở gian đoạn chuẩn bị phạm tội rồi. Bởi vì, A biết B đi chơi chưa về nên đã nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về để giết.như vậy là A đã tạo ra phương tiện khác để thực hiện phạm tội rùi.hihi

    luatsu

     
    Báo quản trị |  
  • #69929   23/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Nó không phải là "tạo ra phương tiện khác để thực hiện phạm tội" bạn à.

    Mà nó là "tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm".

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #69989   23/11/2010

    kelieulinhdethuong
    kelieulinhdethuong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Bachthanh nha.hì
     
    Báo quản trị |  
  • #70478   25/11/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    điều 17. Chuẩn bị phạm tội

    Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

    Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.

    Trong trường hợp ban nói trên thì rõ ràng là ở gian đoạn chuẩn bị phạm tội rồi. Bởi vì, A biết B đi chơi chưa về nên đã nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về để giết.như vậy là A đã tạo ra phương tiện khác để thực hiện phạm tội rùi.hihi

    luatsu

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #70499   26/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    @ #0072bc;">BeToan89

    Bài viết này bạn post lại nguyên xi bài viết ngày 22/11. Bạn muốn khẳng định lại rằng "A đã tạo ra phương tiện khác để thực hiện phạm tội".

    Điều này chứng tỏ bạn chưa nắm rõ "phương tiện phạm tội" là gì, cách sử dụng thuật ngữ pháp lý của bạn cũng không ổn luôn. Ngôn ngữ luật hình sự không có thuật ngữ "thực hiện phạm tội" mà chỉ có "thực hiện tội phạm" và thực hiện hành vi phạm tội".

    Ở tình huống trên, A đã "tạo ra những 
    điều kiện khác để thực hiện tội phạm", chứ không phải là "tạo ra phương tiện khác để thực hiện phạm tội". 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    tuannlinh (25/09/2014)
  • #77960   09/01/2011

    liemluat_hue
    liemluat_hue

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống bạn #0070c0;">kekieulinh đưa ra giải quyết như anh #0070c0;">Bachthanh DC là tương đối ổn rồi. #0070c0;">liemluat_hue xin được bổ sung thêm một ý nữa:

    Việc xác định giai đoạn phạm tội còn phải căn cứ vào thời điểm khác nhau của các giai đoạn thực hiện phạm tội mà theo quy định của BLHS thì thời điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm người phạm tội bắt đầu có hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm và thời điểm  chấm dứt của giai đoạn này là thời điểm ngay trước khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm. Căn cứ vào tình huống trên thì A chưa thực hiện hành vi giết B mà chỉ mới tạo điều kiện cần thiết, thuận lợi cho việc thực hiện hành vi giết B. Do đó hành vi của A đang nằm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

    Chúc may mắn!
    Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 09/01/2011 11:15:43 AM

    Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền!

    mail: nguyenliemluat@gmail.com

    phone: 0935605790

    Faculty of Law - Hue University

     
    Báo quản trị |  
  • #77975   09/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đồng tình với ý kiến bổ sung của liemluat_hue.
    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #77998   09/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Điều 17.  Chuẩn bị phạm tội 

    Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

    Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện
     
     Theo phân tích của anh BachThanhBC và các ban thì hoàn toàn chính xác, mình xin bổ sung thêm để bạn phân biệt rõ hơn vấn đề bạn hỏi!
     
    Chuẩn bị phạm tội 
    • Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
    • Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
    Phạm tội chưa đạt
    • Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
    • Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
    • Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

     Trân trọng!

    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 09/01/2011 04:56:35 PM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #346616   25/09/2014

    tuannlinh
    tuannlinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    các a chị cho e hỏi ý nghĩa của việc phân chia các giai đoạn phạm tội trong luật hình sự là gi?có ac nào biết k giúp e với

     
    Báo quản trị |