Chào @hungmaiusa,
Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đối với nhận định "quyền sở hữu" không phải là tài sản thì có lẽ tôi không cần giải thích, vì bạn cũng đã giải thích để trả lời cho bạn chủ topic rồi.
Về nhận định "quyền sở hữu đối với tài sản" là "tài sản" thì: Ví dụ đối với Hợp đồng mua bán xe máy, thông thường ta hiểu đối tượng của hợp đồng là chiếc xe máy. Nhưng ở đây chúng ta đều là dân luật, vì vậy hiểu được bản chất đối tượng hợp đồng ở đây chính là "quyền sở hữu đối với chiếc xe máy", nghĩa là bên bán chuyển nhượng quyền sở hữu đối với chiếc xe máy cho bên mua. Kết luận, quyền sở hữu đối với chiếc xe máy (chính là "quyền sở hữu đối với tài sản") chính là một loại tài sản, hay cụ thể hơn nó chính là "quyền tài sản", phù hợp với quy định tại Điều 181 Bộ Luật Dân sự:
Điều 181. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
Và nếu cứ hiểu rộng ra theo cách này, bất cứ "tài sản" nào ta cũng đều có thể quy về "quyền tài sản". Tôi biết nhận định này nghe có vẻ không ổn, nhưng tôi cũng chưa tìm ra căn cứ, lập luận nào để phản bác (hay vấn đề nằm trong chính khái niệm "quyền tài sản" của Bộ Luật Dân sự(?)), vì vậy mong nhận được phản biện của bạn.