giải bài tố tụng hình dùm e với ạ

Chủ đề   RSS   
  • #423674 05/05/2016

    giải bài tố tụng hình dùm e với ạ

    A giết người cướp xe ở Lâm Đồng sau đó đem xuống TP.HCM tiêu thụ, tại đây gặp B(bạn cũ của A), Aba đã bán lại xe cho B với giá 10 triệu nói là xe mua lại của 1ng bạn nhưng làm mất giấy tờ. Một thời sau B biết xe do A cướp nên đã bán lại cho C với giá 6 triệu và nói rõ nguồn gốc xuất xứ của xe, mặc dù biết xe do A cướp nhưng không có pt đi lại nên C vẫn mua. Một thgian sau CA.TPHCM phát hiện.

    Xác định tư cách tố tụng của A,B, C

     
    4479 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423700   06/05/2016

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Chào bạn,

    Dạng bài tập tôi khuyên bạn nên đưa ra cách giải quyết của bạn trước. Qua đó, mọi người trong diễn đàn sẽ đóng góp cho bạn. Nhờ vậy mà bạn mới nhớ bài tốt được.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #423716   06/05/2016

    duongthimong
    duongthimong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 473
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    A: bị can 

    B, C: người có quyền, nghĩa vụ liên quan 

     
    Báo quản trị |  
  • #423727   06/05/2016

    CMARD2
    CMARD2

    Sơ sinh


    Tham gia:28/09/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    A là ị can thì miễn bàn rồi..
    Tuy nhiên theo mình B và C cần xem xét lại.

    Ở đây, B khi mua xe từ A thì ko biết là xe do trộm cắp mà có  (lừa đảo) nên không thể định tội cho hành vi mua lại xe từ A của B... Tuy nhiên, khi B biết được nguồn gốc của ciếc xe thì B lại không báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền mà lại bán lại cho C (mạc dù đã cảnh báo trước cho C đây là hàng do trộm cắp mà có) cũng có thể cấu thành tội phạm. nên cần xem lại kỹ B là tư cách bị can hay người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

    Còn C khi đã biết chiếc xe là do phạm tội mà có mà vẫn mua và sử dụng thì C rõ ràng cũng đã có đủ yếu tố cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #423794   06/05/2016
    Được đánh dấu trả lời

    duongthimong
    duongthimong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 473
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


     

    Theo tui thì B, C vẫn sẽ được coi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Việc xem xét người liên quan đến vụ án là B , C có được cấu thành tội phạm hay không thì phải giám định giá trị tài sản mà họ tiêu thụ.  còn A thì rõ ràng là bị can về tội giết ng cướp của rồi. 

    Theo  Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:


    "1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    A) Có tổ chức;
    B) Có tính chất chuyên nghiệp ;
    C) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
    D) Thu lợi bất chính lớn;
    Đ) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
    A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
    B) Thu lợi bất chính rất lớn.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
    B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

    Ngoài ra, tại Thông tư 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC có quy định cụ thể:

    "4. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    5. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
    6. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

    7. “Thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

    8. “Thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.

    9. “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên."

    Như vậy, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng với giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định trên.

    Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 250 BLHS năm 2009 quy định "biết rõ là do người khác phạm tội mà có" như vậy,chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 137 Bộ luật Dân sự2005). Ở đây C sẽ trả lại cho B chiếc xe máy và B hoàn lại cho C 6 triệu VNĐ. Chứ không thể bị cấu thành tội phạm mà bị phạt tù được.

    Đấy là ý kiến chủ quan của mình thui !!!!!


     

     
    Báo quản trị |  
  • #423896   07/05/2016

    dạ trong trường hợp này B có thể cấu thành tội không tố giac tội phạm và C cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đk k ạ?

    vì C bết rõ xe của A cướp, hơn nữa có một chỗ e thắc mắc là tài sản do người khác phạm tội mà có ở đây là:

    - trực tiếp người PT bán cho C mơi cấu thành tội phạm 

    - hay chỉ cần tài sản đó do ng PT thực hiện không cần chuyển giao trức tiếp?

     
    Báo quản trị |