Ở đây ta có sơ đồ phả hệ như sau:
A + B (hợp pháp) = C, D, E
A + M (quan hệ như vợ chồng) = M (mất khả năng lao động) và N (10 tuổi tính đến thời điểm A chết ->chưa thành niên)
Đầu tiên sẽ xác định Di sản của A như sau:
+Tài sản của A với H là 600tr, suy ra tài sản của A là 300tr (chung hợp nhất theo phần)
+Tài sản của A với B là 800tr, tuy nhiên tài sản 300tr của A ở trên phát sinh trong thời kì hôn nhân với B nên được gộp chung vào khối tài sản chung A và B nên tài sản chung A,B là 1 tỷ 100tr. Chia tương tự như trên ta có Di sản của A là 550tr.
+Di sản thừa kế sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài sản (mai táng) là: 550tr - 10tr = 540tr
Theo di chúc, A để lại 1 nửa tài sản cho C, D, E. Do đó di sản nhận được của C=D=E= (1/2 x 540)/3 = 90tr. Mỗi người có 90tr, khối di sản còn lại 270tr
Do B, M, N đều thuộc trường hợp quy định tại điều 644 (BLDS 2015) nên được hưởng thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế theo luật.
Ta có 1 suất thừa kế theo luật bằng: 540tr chia cho tổng số người thừa kế ở hàng thứ nhất (gồm B, C, D, E, M, N) là 6 người và bằng 90tr. Do đó 2/3 của 90tr là 60tr nên B, M, N được hưởng mỗi người 60tr từ số dư 270tr sau khi đã chia theo di chúc. Vì vậy, khối di sản còn lại (90tr) sẽ đem chia theo pháp luật.
Ở hàng thừa kế thứ nhất gồm có 6 người (B, C, D, E, M, N) nên mỗi người sẽ nhận được 90tr/6 = 15tr
Như vậy, kết luận lại:
C, D, E mỗi người nhận 105t
B, M, N mỗi người nhận 75tr
Thử lại kết quả bằng tổng 540tr