Ảnh minh họa: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
Theo Luật Giao dịch điện tử 2005 thì giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Mà thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Pháp luật đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng.
Theo quy định tại BLDS 2015 thì hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức nếu luật có quy định. Theo quy định của luật hiện hành, một số loại hợp đồng phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng xây dựng,…) Xem thêm: TẠI ĐÂY
Vì vậy, phải đặt trong các mối quan hệ và các giao dịch cụ thể mới xác định chính xác tính chất và giá trị pháp lý của các dạng hợp đồng thể hiện dưới dạng điện tử.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Theo đó, mọi tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động đều được giải quyết theo quy định của các luật liên quan, không phân biệt hình thức hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Cập nhật bởi MinhPig ngày 18/07/2020 04:57:24 CH