Giá trị pháp lý của con dấu, chữ ký, bản sao

Chủ đề   RSS   
  • #537478 18/01/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Giá trị pháp lý của con dấu, chữ ký, bản sao

    Dưới đây là nội dung phân tích giá trị pháp lý của con dấu, chữ ký, bản sao trên cơ sở pháp luật hiện hành:

    * Giá trị pháp lý của con dấu:

    Quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì:

    - Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

    a) Tên doanh nghiệp;

    b) Mã số doanh nghiệp.

    - Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    - Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

    - Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

    Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác).

    Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

    Từ ngày 01/7/2015 (Luật doanh nghiệp 2014) có hiệu lực, con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp có làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    * Giá trị pháp lý của bản sao:

    Quy định hiện hành: Khoản 1, 2 điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

    "... Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác..."

    Đồng thời, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.

    Như vậy, có thể hiểu thời hạn của bản sao y là vô thời hạn. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp bản sao chỉ được chấp nhận trong

    * Giá trị pháp lý của chữ ký:

    Trường hợp hợp đồng chỉ có chữ ký không có con dấu thì có giá trị pháp lý không?: Tham gia thảo luận TẠI ĐÂY

    Giá trị pháp lý của “dấu chữ ký”: Xem TẠI ĐÂY

    Có vấn đề gì cần trao đổi, bổ sung thì các bạn góp ý trong topic này nhé!

     
    3175 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    admin (20/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537793   30/01/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng con dấu scan. Thì ở đây cần lưu ý về mặt quy định thì hiện tại không có văn bản điều chỉnh đối với chữ ký và con dấu scan; hay nói cách khác việc sử dụng hợp đồng với chữ ký scan chỉ mang tính chất thông tin tham khảo, không đảm bảo về giá trị pháp lý.  Do đó, nếu Doanh nghiệp sử dụng hay chấp nhận con dấu - chữ ký dạng này có thể dẫn đến tài liệu, chứng từ bị vô hiệu hoặc gây tranh chấp giữa các bên; trong trường hợp có khởi kiện ra tòa thì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giám định chữ ký (làm sao xác định được đây là chữ ký thật của Doanh nghiệp).

     

     
    Báo quản trị |