Gia đình Việt Nam và những giá trị đạo đức truyền thống – nay còn đâu???

Chủ đề   RSS   
  • #209441 25/08/2012

    hoainiem_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Gia đình Việt Nam và những giá trị đạo đức truyền thống – nay còn đâu???

       Mỗi ngày, theo thói quen, tôi điểm qua một lượt các trang báo, những vụ án con giết cha, vợ giết chồng…sao cứ xảy ra nhang nhảng. Không cần vất vả tìm kiếm, sáng hôm nay trên báo Pháp luật thành phố có bài viết “Ghen tuông, chồng đâm vợ 12 nhát dao rồi tự thú”, hay xa hơn một chút có vụ con trai đâm chết mẹ vì bị mắng, hay đứa con rút thanh kiếm khống chế yêu cầu mẹ mình phải đưa hết tiền nếu không sẽ bị giết, hay vụ nghịch tử Lưu Văn Thắng cầm dao đâm chết hai bậc sinh thành chỉ vì xin tiền mà bố mẹ không cho, hay vụ đứa con gái giết mẹ cướp sợi giây chuyền vàng…

    Gia đình là tế bào của xã hội, và đáng lẽ ra con cái phải kính trọng, vâng lời đấng sinh thành, vợ chồng phải yêu thương lẫn nhau…Khi những giá trị đạo đức ấy mai một, không biết hậu quả sẽ như thế nào????

     
    10216 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hoainiem_law vì bài viết hữu ích
    leanhthu (31/08/2012) KhacDuy25 (25/08/2012) Protocc (25/08/2012) duonghuyenlw (25/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #209546   25/08/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Thực sự đây là vấn đề nhức nhối của xã hội. Con người đang ngày càng lệ thuộc vào đồng tiền, tất nhiên đây không phải là lý do duy nhất, đã vô tình đánh rơi những giá trị đạo đức tốt đẹp.

    Những quan niệm về gia đình, hiếu, nghĩa, lễ, trí, tín bây giờ bị coi là cổ hủ. Chưa kể đến mấy chữ công, dung, ngôn, hạnh cũng xói lỡ đâu hết trơn. Trong khi đó mình lại cứ u mê đi tìm những thứ đã và đang bị những thứ lai căng phù phiếm lấn át. Haiiiiiii mệt.

     

     

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #209547   25/08/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Như vậy theo và anh ta phải làm sao để tần lớp thanh niên hiện nay, cũng như thế hệ mai sau giữ được đạo đức theo đúng mực của nó? Đúng thật là xã hội như nói, như vậy ta phải làm sao nhỉ?

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #209599   26/08/2012

    thongqba
    thongqba

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhân chi sơ tình bản thiện!! 

     Theo mình nguyên nhân là từ "gốc" !

    đứa trẻ không được dạy dỗ. Nhà trường chỉ biết bơm kiến thức phổ thông. Cha mẹ thì lại giao nhiệm vụ cho trường.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #209659   27/08/2012

    hoainiem_law
    hoainiem_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn ý kiến của anh nguyenkhanhchinh, anh KhacDuy25thongqba. Đạo đức con người không phải được gây dựng nên trong một ngày nhưng nó có thể mất đi tức khắc khi không biết gìn giữ. Phải làm gì khi xã hội ngày càng rối ren, trật tự đạo đức thay đổi??? Những điều này có lẽ các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã hiểu được, đã biết được. Riêng hoainiem_law nghĩ rằng trước hết bản thân mình cần phải có đạo đức, rồi hướng dẫn cho con em mình có đạo đức, bà con mình có đạo đức,...thì xã hội có đạo đức.

     
    Báo quản trị |  
  • #210705   31/08/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


        Chào các thành viên chủ đề bạn đưa ra rất hay và tâm huyết. Thiết nghĩ cuộc sống luôn vận động, con người hàng ngày phải lăn lộn kiếm sống lo toan hàng ngày không có nhiều thời gian để quan tâm tới gia đình. Tôi nhớ tôi sinh ra ở một vùng quê ngheo thuở nhỏ được cùng theo ông, bà, bố, mẹ đi chợ và nhận được một cái kẹo nhỏ, hay một gióng mía, một cái bánh gai, một túi bỏng ngô...Tuy nhỏ bé thôi nhưng sao mà ấm cúng và tràn đầy tình thương thế.

       Những đứa trẻ trong xóm tôi chơi vui đùa hàng ngày chỉ bằng những trò chơi dân gian chơi quay, bi, khăng, đô la, ô ăn quan, cùng đi tắm sông, có xích mích gì chỉ "đánh nhau" to lời là song hai gia đình nói chuyện hai trẻ lại chơi bình thương.

      Hiện tại trẻ em thành thì thì được nuôi dương, nuông chiều "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" vỗ về ăn uống học lớp 3,4 vẫn phải mẹ xúc cơm cho ăn, rồi chơi điện tử. Sớm tiếp xúc những trò chơi điện tử những cái lệch lạc không hay trên mạng bố mẹ thì ít có thời gian quan tâm và tìm hiểu sâu sa, dẫn tới con trẻ xa dần bố mẹ và không cảm nhận được tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình.

       Những vụ việc phạm tội tỉ lệ trẻ vị thành liên tương đối lớn cũng từ nguyên nhân sâu sa của nó những đứa trẻ khi bị buông lỏng giáo dục từ quản lý gia đình và nhà trường. Bác hồ từng nói

      Khi ngủ ai đấy đều lương thiện

      Ngủ dậy phân ra kẻ dữ hiền

      Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

      Phần nhiều do giáo dục và nên

      Thực tế vấn nạn giáo dục đang còn tồn tại dai dẳng tại Việt Nam vẫn biết ở Việt Nam còn nhiều khó khăn các trang thiết bị ...cho các học sinh, sinh viên thực tập phát triển. Nhưng vấn đề có lẽ chạy điểm, chạy trường vẫn còn tồn tại ở các trường tử mẫu giáo đến đại học.

      Tôi thấy nhớ hình bóng người thầy tôi sau lũy tre làng vẫn tận tụy truyền dạy cho tôi ngoài kiến thức còn truyền dạy tôi cách đối nhân xử thế thầy miệt mài đưa hết lớp con, cháu chúng tôi qua con đò trĩu nặng tình thương của thày.

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #210731   31/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Ngày xưa các chuẩn mực đạo đức là sự "bắt buộc" vì nếu không thực hiện theo sẽ bị xã hội lên án kịch liệt, khó mà sống nổi, thậm chí còn bị pháp luật rờ tới, nếu chuẩn mực đạo đức đó được bảo vệ bởi pháp luật. 

    Ngày nay "quyền mưu cầu hạnh phúc" của mỗi cá nhân được đề cao nên pháp luật ít dám đụng đến "quyền con người" và do điều kiện cuộc sống thay đổi, con người được tự do, thoát khỏi "vòng kim cô' là các giá trị đạo đức. Do đó họ sống theo bản năng, các chuẩn mực đạo đức bị lấn át do bị xem là đã lỗi thời.

    Nhưng mình tin rằng chắc chắn đến một thời điểm nào đó họ sẽ nhận ra rằng ở cuộc sống này giá trị nào là bền vững với thời gian và giá trị nào chỉ là phù du, phù phiếm. Lúc đó các chuẩn mực đạo đức sẽ quay trở lại nhưng ở một tầm cao mới, sự tự nguyện tuân thủ thay vì ép buộc như ngày xưa.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #582969   26/04/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Gia đình Việt Nam và những giá trị đạo đức truyền thống – nay còn đâu???

    Với mỗi người dân Việt Nam, gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Từ cái nôi gia đình, mỗi cá nhân được trao truyền những tri thức văn hóa, những bài học đầu tiên về đạo lý làm người.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #583112   27/04/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Gia đình Việt Nam và những giá trị đạo đức truyền thống – nay còn đâu???

    Thực sự xã hội ngày nay rất phức tạp và đáng sợ, rất nhiều vụ án mạng xảy ra trong các gia đình hiện nay, từ bạo lực gia đình đến cả việc con cái sát hại cha mẹ. Nguyên nhân từ đâu mà những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam đã bị mất đi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583590   30/04/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo quan điểm của mình thì đây là xu hướng phát triển xã hội của chúng ta. Có nhiều lí do khiến trước đây bạn không biết nhưng giờ lại xảy ra. Ví dụ như sự phát triển của truyền thông, thông tin được cập nhật đầy đủ, liên tục, nhanh chóng. Hay là sự du nhập của văn hóa nước ngoài khiến suy nghĩ của nhiều người bị lệch lạc,... Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của cuộc sống, vẫn có rất nhiều trường hợp duy trì truyền thống tốt đẹp của nước nhà. Vì vậy, chúng ta chỉ cần phấn đấu cho bản thân và người thân duy trì và cố gắng ngày một tốt đẹp hơn.

     
    Báo quản trị |