Theo quy định pháp luật, giá dịch vụ thoát nước có được điều chỉnh trong trường hợp thu nhập của người dân có sự thay đổi hay không?
Giá dịch vụ thoát nước có được điều chỉnh khi thu nhập của người dân có sự thay đổi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước như sau:
Theo quy định này, giá dịch vụ thoát nước được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Khi có sự đầu tư thay đổi cơ bản về công nghệ xử lý nước thải, chất lượng dịch vụ;
- Khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật;
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thu nhập của người dân có thay đổi.
Như vậy, theo quy định nêu trên, giá dịch vụ thoát nước sẽ được điều chỉnh khi thu nhập của người dân có sự thay đổi.
Ai có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thì thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 41 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ thoát nước như sau:
- Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về mức giá. Trước khi quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước và cơ quan quản lý giá tại địa phương.
Như vậy, theo các quy định trích dẫn nêu trên, đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác thì Chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Nguồn thu từ dịch vụ thoát nước có được sử dụng cho các mục đích nào?
Quản lý và sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 44 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Theo đó, nguồn thu từ dịch vụ thoát nước do chủ sở hữu hệ thống thoát nước quản lý và được sử dụng cho mục đích:
- Chi trả cho dịch vụ đi thu, đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải xác định hàm lượng COD;
- Chi trả cho dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
- Đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thoát nước;
- Các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành..
Như vậy, nguồn thu từ dịch vụ thoát nước có được sử dụng để đầu tư để sử dụng cho các mục đích nêu trên.
Tóm lại, giá dịch vụ thoát nước sẽ được điều chỉnh khi thu nhập của người dân có sự thay đổi.