Giả danh luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #562254 06/11/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Giả danh luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán bị xử lý như thế nào?

    Rộ giao dịch giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng tại ngân hàng

    Hiện nay nhiều chiêu trò mạo danh cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng như Luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán,... để lừa đảo hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác ngày càng nhiều. Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác trước những đối tượng này, đồng thời pháp luật cũng đã quy định chế tài xử lý khi có những hành vi nêu trên, Cụ thể như sau:

    * Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi mạo danh luật sư để hành nghề:

    Tại điềm e, khoản 7, điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

    Trước đây: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào (Nghị định 110/2013/NĐ-CP)

    * Trường hợp giả mạo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản:

    Đối với các trường hợp mạo danh kiểm sát viên, thẩm phán hay kể cả là luật sư mà lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị xử lý theo điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    * Trường hợp giả mạo nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản:

    Trường hợp giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (điều 339 BLHS quy Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác).

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 06/11/2020 11:41:25 SA
     
    2442 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (09/11/2020) ThanhLongLS (06/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận