Gây thương tích với tỉ lệ thương tật 70% và 19,2%

Chủ đề   RSS   
  • #506603 03/11/2018

    nguyenvansong1991

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gây thương tích với tỉ lệ thương tật 70% và 19,2%

    Tóm tắt sự việc mong luât sư tư vấn giúp em em đi choi trên đường về và bị những nguoi lạ chặn đường đâm em 70% em trai em thấy em bị đâm nó chạy đâm thẳng vào nguoi kia mà nguoi kia né kịp và đâm em trai vào tay trái giám định pháp y 19,2 mà em bãi nại cho bên kia vậy họ có bị truy tố không vây luât sư?

     
    4275 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506653   04/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tư vấn như sau:

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này tại điều 155 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại quy định:

    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    2.  Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    3.  Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

    Như vậy, pháp luật quy định các trường hợp về các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác... chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại  hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Theo đó, đối với tội cố ý gây thương tích, chỉ có hành vi cố ý gây thương tích thuộc khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự thì người phạm tội mới có khả năng không bị khởi tố hình sự khi nạn nhân làm đơn bãi nại – Đơn rút yêu cầu khởi kiện. Lúc này, tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Còn trường hợp của nhóm người đã phạm tội cố ý gây thương tích tại khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự (thương tích 70% thuộc khoản 2) cho nên họ vẫn sẽ bị khởi tố về tội này mặc cho người bị hại là anh em bạn có làm đơn bãi nại hay không. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là xuất phát từ trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đồng thời răn đe; giáo dục; nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi người dân.

    Hành vi rút đơn yêu cầu của người bị hại, có đơn bãi nại từ phía người bị hại chỉ là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho nhóm người kia. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;