Gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #591848 29/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, trên các diễn đàn hàng loạt đăng tin về trường hợp người trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực với người khác, khiến nhiều người dân bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ. Vậy đối tượng nào được xem người thi hành công vụ và mức xử phạt đối với hành vi này là gì? Để hiểu rõ hơn thì bài viết sẽ cung cấp đến cho người đọc về những quy định pháp luật liên quan đối với hành vi gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ.

    Ai là người thi hành công vụ?

    Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó:

    Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

    Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:

    Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

    Trong khi thi hành công vụ là việc người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân.

    Mọi hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

    Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

    Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

    Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật. Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 01/11/2019 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

    thi-hanh-cong-vu

    Căn cứ tại Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ như sau:

    Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Nếu hành vi phạm tội đó thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm:

    - Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

    Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội này có thể lên tới 07 năm tù.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

    Như vậy, hành vi sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ phải gây hậu quả là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

    Theo đó, với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

    Đối với các hành vi mà người nào trong khi thực hiện công vụ gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp luật định sau đây thì có thể áp dụng Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

    - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    - Có tổ chức;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    - Có tính chất côn đồ;

    - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Những vi phạm các trường hợp trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.

    Căn cứ theo quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì mưc sphatj cao nhất đối với tội này là từ từ 12-20 năm hoặc tù chung thân theo khoản 5 Điều 134 BLHHS 2015.

    Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

    Căn cứ tại Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

    Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

    - Làm chết 02 người trở lên;

    - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

    Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     
    2434 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận