Gây tai nạn do vượt xe buýt

Chủ đề   RSS   
  • #75924 29/12/2010

    ltmtkh19

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gây tai nạn do vượt xe buýt

    LS cho tôi hỏi:

    Trên đường đi làm, đi qua đoạn đường có dãi phân cách chính giữa - phân hai chiều, tôi thấy xe buýt đang đón khách nên đi vượt qua xe buýt - đi ra gần dãi phân cách. Đường nhỏ, tôi cũng không biết có chia lan hay không nữa.Khi vượt qua khỏi xe buýt, tôi có tông vào một chiếc xe đạp đang qua đường theo hướng ngược lại, tức là chiếc xe đạp băng qua ngược chiều.

    Chiếc xe đạp tông vào chỗ để chân của tôi, chân phải của tôi chỉ trầy nhẹ do bánh xe đạp tông vào.ngoài ra không sao. Đằng sau xe đạp có chở một em bé 10 tuổi,va chạm làm em bé rớt xuống đường. xe buýt phía sau đang đi tới tông vào em bé.

    Em bé bị nát phần mềm và bị gãy một chân.Khi va chạm tôi hoảng nên thật sự không xác định xe buýt có cán qua chân em bé hay không. Tôi đỡ em bé dậy và thấy có máu nên gọi người xung quanh. Ngay sau khi trình báo với công an, tôi có đến Bv xem tình hình cháu bé.

    Tôi có gởi cho người nhà 1.8 triệu lo thuốc men, xe buýt đưa người nhà 5 tr tiền mổ lắp xương.Trong những ngày ấy người nhà có gọi điện đòi tiền la lối lỗi phải tôi cũng như xe buýt.Tôi đã nhờ công an can thiệp và bảo không đến thăm nữa, chờ em bé hồi phục rồi tới giải quyết.

    Đến thương lượng với người nhà em bé lúc đó, người nhà nói là tôi và bên xe buýt phải lo tiền thuốc men cho đến khi ra viện. Nhưng sau khi em bé ra viện, người nhà em bé lên công an vá đòi bồi thường thêm 20 triệu nữa. Chúng tôi không đồng ý nên đỏi kiện công an thành phố.

    Còn bên phía tài xế xe buýt gọi và đòi chia 5:5 số thiệt hại cho em bé. Tôi cũng hơi khó khăn về mặt tài chính nên không có khả năng lo được. Như vậy có hợp lý hay không? bên người nhà và bên xe buýt đối với tôi? nếu để chuyển qua thanh tra giao thông, kiện tụng thì thế nào?

     
    6091 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76023   30/12/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Như bạn kể thì đây là vấn đề dân sự và bạn lúng túng không biết mình lỗi đến đâu để xác định mức bồi thường. Bạn có thể căn cứ vào biên bản về tai nạn của bên cảnh sát để biết mức lỗi của mình và của những người khác.

    Về bồi thường: không có thiệt hại vật chất thì bạn có thể phải bồi thường tiền chữa trị, tiền người chăm sóc, tổn thất về tinh thần,... Người yêu cầu bồi thường phải có chứng từ hoặc đó là những chi phí hợp lý. Các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa giải quyết.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #77659   07/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ căn cứ vào các biên bản hiện trường, các kết luận từ phía CSGT để xác định mức độ lỗi, cũng như có xem xét đến khả năng việc thì hành án của từng các nhân trong việc bồi thường thiệt hại mà quyết định mức bồi thường thiệt hại cụ thể cho các bên liên đới bồi thường.

    Về khoản bồi thường thiệt hại, vì em bé bị xâm phạm về sức khỏe nên bạn cần lưu ý:

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

    Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

    a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

    b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

    c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

    Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định mức tổng thiệt hại.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #77684   07/01/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Mời tham khảo!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com