Gây náo loạn phiên toà thì bị xử như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #115524 05/07/2011

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Gây náo loạn phiên toà thì bị xử như thế nào?

    Khi phiên toà phúc thẩm vụ án cô giáo phóng hỏa kết thúc với bản án chung thân cho Nguyễn Thi Thuận thì gia đình bị hại đã phản đối bản án và gây náo loạn phiên toà.

    Như vậy cho mình hỏi nếu gây náo loạn phiên toà thì xử như thế nào?

    Ý kiến riêng của mình: Mình hoàn toàn ủng hộ cách làm của gia đình bị hại bởi vì đó chính là bản án bất công nhất đối với họ. Có thể cho mình vô văn hoá bởi vì mình ủng hộ gia đình bị hại và dùng những câu khó nghe nhưng thật sự mình khinh bỉ và muốn phỉ nhổ vào mặt quan toà sơ thẩm và phúc thẩm khi đã bao che cho cái ác tồn tại(Nguyễn Thi Thuận 1 con người máu lạnh tàn ác, không có 1 tình mẫu tử và tội ác đó đáng bị loại ra xã hội này). Đó chính là thái độ bức xúc của mình về phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm.
     
    3361 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115571   05/07/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Hành vi của gia đình bị hại có thể được xử lý như sau:
     Theo quy định của Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định:
     

    Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    ...

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    ...

    g) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;


    Căn cứ vào mức độ hành vi mà có thể sử lý hình sự theo quy định của BLHS năm 1999

    Điều 245.  Tội gây rối trật tự công cộng 

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

    b) Có tổ chức;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.
     

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |