Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?

Chủ đề   RSS   
  • #610398 09/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 533 lần


    Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?

    Nếu người dân phát hiện đối tượng đang được cơ quan chức năng thông báo truy nã xuất hiện ở khu vực của mình thì có được vây bắt không? Bắt được thì phải làm gì? Nếu đang bị truy nã mà đối tượng phạm thêm tội mới thì xử lý thế nào?

    Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?

    Theo Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau:

    - Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    - Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    - Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Như vậy, nếu người dân phát hiện đối tượng đang bị truy nã thì có quyền vây bắt. Đồng thời, nếu bắt thành công đối tượng phải giải ngay đến Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND gần nhất.

    Lệnh truy nã sẽ được thông báo ở những đâu?

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:

    - Quyết định truy nã phải được gửi đến:

    + Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;

    + Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    + Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);

    + Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);

    + Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;

    + Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

    - Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

    Như vậy, quyết định truy nã sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Những người nào sẽ thuộc đối tượng bị truy nã?

    Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, các đối tượng bị truy nã ở Việt Nam bao gồm:

    - Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

    - Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

    - Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

    - Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

    - Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

    Vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy nã đối tượng theo quy định pháp luật.

    Đối tượng đang bị truy nã tiếp tục phạm tội mới sẽ xử lý thế nào?

    Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC

    - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt.

    - Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã tiếp về tội danh mới phát hiện đó

    Như vậy:

    Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phạm tội mới (trong quá trình bỏ trốn):

    + Bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý mới sẽ thông báo cho Cơ quan điều tra cũ để đình nã và phối hợp điều tra.

    + Tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý mới ra quyết định truy nã về tội mới và thông báo cho Cơ quan điều tra

    Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phát hiện thêm tội mới (đã phạm tội trước đó): Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã tiếp về tội mới.

     
    529 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (17/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận