Flycam có được xem là phương tiện bay?

Chủ đề   RSS   
  • #614053 15/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19898
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 437 lần


    Flycam có được xem là phương tiện bay?

    Việc phân loại Flycam là phương tiện bay hay thiết bị điện tử vẫn còn nhiều tranh luận và gây ra những bất cập trong vấn đề quản lý và sử dụng.

    (1) Flycam là gì?

    Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong những năm gần đây đã cho ra đời Flycam - thiết bị bay không người lái với khả năng quay phim, chụp ảnh ấn tượng.

    Với khả năng di chuyển trên không, điều khiển từ xa và mang theo camera để ghi hình, Flycam được đánh giá là có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như các loại máy bay không người lái với những đặc điểm điển hình của phương tiện bay.

    Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xoay quanh việc quản lý Flycam, có ý kiến cho rằng Flycam chỉ là thiết bị điện tử phục vụ việc ghi hình, một số khác cho răng Flycam là một phương tiện bay.

    (2) Flycam có được xem là phương tiện bay?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định, tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.

    Bên cạnh đó, tại Công văn 3831/TCQH-TXNK năm 2022 của Tổng cục Hải quan gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố có nêu rõ, theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC , trên cơ sở hướng dẫn phân loại của Hải quan thế giới, mặt hàng Flycam được phân loại vào nhóm 85.25, phân nhóm 8525.80 “- Camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh”. Mã số chi tiết tùy thuộc theo đặc tính kỹ thuật của sản phẩm camera (ví dụ có hay không có khả năng ghi hình ảnh…). Như vậy, kể từ ngày 01/12/2022 mặt hàng Flycam có bản chất là Phương tiện bay không người lái đã được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn được phân loại vào Chương 88.

    Theo đó, Flycam được phân loại là phương tiện bay không người lái được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn, không phải là một loại thiết bị điện tử.

    (3) Sử dụng Flycam có phải xin phép không?

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý điều hành, giám sát bay đối với tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng. Nội dung quản lý bay gồm:

    - Thiết lập, cấp phép, trả lời, thông báo khu vực được tổ chức hoạt động bay.

    - Chỉ định cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, giám sát các hoạt động bay.

    Như vậy, tất cả hoạt động bay bao gồm cả việc điều khiển thiết bị bay Flycam phải được Bộ Quốc phòng cấp phép. Do đó, để được điều khiển thiết bị bay Flycam, bạn phải xin phép Bộ Quốc phòng và chỉ được sử dụng Flycam khi được cấp phép bay.

    (4) Thủ tục cấp giấy phép bay Flycam

    Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2011/NĐ-CP, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép bay Flycam thực hiện như sau:

    Hồ sơ xin cấp phép:

    - Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/15/don-de-nghi-cap-phep-bay.docx

    - Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước

    - Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay

    Thủ tục, trình tự thực hiện:

    - Các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu chậm nhất 14 ngày trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay

    - Khi có nhu cầu sửa đổi phép bay, tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu chậm nhất 10 ngày trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay

    - Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng

    Theo đó, Cục tác chiến sẽ nhận hồ sơ và phản hồi lại giấy phép bay từ 7 - 15 ngày làm việc. Trong các trường hợp không bảo đảm an ninh, quốc phòng, an toàn hàng không và trong các trường hợp chưa được cung cấp đủ thông tin được quy định sẽ bị từ chối cấp phép bay. Quyết định từ chối sẽ được trả lời bằng văn bản cụ thể.

    Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Flycam có được xem là phương tiện bay?” và một số quy định về việc xin cấp phép sử dụng Flycam. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

     
    180 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận