Ét o ét là gì? Đâu là số điện thoại của cuộc gọi khẩn cấp SOS cần ghi nhớ?

Chủ đề   RSS   
  • #608903 28/02/2024

    Ét o ét là gì? Đâu là số điện thoại của cuộc gọi khẩn cấp SOS cần ghi nhớ?

    Bỗng một ngày, cộng đồng mạng cứ liên tục nói "ét o ét", nhiều người không hiểu trend này bắt đầu từ đâu, có nghĩa là gì. Nếu bạn cũng đang ngơ ngác giữa những comment "ét o ét" này thì hãy đọc giải mã ngay với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Ét o ét là gì?

    Đầu năm 2022, cụm từ “ét o ét” vô cùng thịnh hành trong đời sống gen Z. Có thể nghe, thấy “ét o ét” khắp mọi nơi. Ét o ét được cho là bắt nguồn từ TikTok. Chủ nhân của kênh này là một người phụ nữ trung niên, hay nói các câu thả thính và đạo lý sưu tầm trên mạng.

    Sau một vài video “giảng” đạo lý, Chủ nhân của kênh Tiktok nhận được bình luận “Cô bị ép đúng không, hãy ra ký hiệu đi”. Và người này đã trả lời cho bình luận trên trong clip đăng ngày 22/2: “Ét o ét, ét o ét”. Video đến nay đã có hơn hàng triệu lượt xem và tương tác trên TikTok.

    Cư dân mạng sử dụng “ét o ét” thay cho cụm từ “cứu với” trước những tình huống khó đỡ hoặc quá hài hước. Mọi người thích sử dụng “ét o ét” bởi cụm từ này dễ dùng và dễ hiểu. Ngoài ra, cách phát âm của nó cũng khá hài hước.

    Hiện ngoài những tình huống mang tính châm biếm, giải trí, “ét o ét” còn được dùng nhằm báo hiệu sự việc cần chú ý, chẳng hạn như giá xăng tăng cao, thời tiết chuyển mùa, môi trường ngày càng ô nhiễm, vật giá tăng chóng mặt...

    Quay trở về năm 1830, “ét o ét” là cách phát âm Việt hóa của SOS - một tín hiệu quốc tế được sử dụng để yêu cầu cứu trợ. Tín hiệu SOS bắt nguồn từ thời kỳ hải quân sử dụng mã Morse để truyền thông tin trên biển. Được phát minh bởi Samuel Morse, mã Morse sử dụng các nhịp điện để mã hóa và giải mã thông điệp. Đặc điểm của mã Morse SOS (…—… ) được thể hiện bằng 3 dấu chấm, 3 dấu gạch ngang, 3 dấu chấm. Và tất cả chúng đều được nối với nhau liên tục mà không có khoảng trống ở giữa để báo hiệu sự nguy hiểm trực quan.

    Qua nhiều lần đặt lại quy ước, khi đổi sang dạng ký tự thì dấu ba chấm (…) tương ứng với chữ “S” và ba dấu gạch ngang (—) tương ứng với chữ “O”. Thêm một điều thú vị nữa là dù viết dọc hay xuôi thì chữ “SOS” dù viết xuôi hay viết ngược thì nó vẫn có nghĩa giống nhau.

    SOS được coi là viết tắt của các từ tiếng Anh “Save Our Souls” hoặc “Save Our Ship”. Ý nghĩa của tín hiệu SOS là tạo ra một tín hiệu khẩn cấp để thu hút sự chú ý và yêu cầu sự trợ giúp. Khi người gửi tín hiệu SOS, họ đang gửi thông điệp rằng họ đang gặp phải nguy hiểm và cần sự giúp đỡ ngay lập tức. Tín hiệu SOS là một lời kêu gọi cứu nguy và thể hiện sự cấp bách của tình huống.

    Năm 1906, SOS đã được Hội nghị Quốc tế về Truyền thông Điện báo xác nhận là tín hiệu cấp cứu. Kể từ thời điểm đó, tín hiệu SOS đã được sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.

    Ý nghĩa của tín hiệu SOS đã được củng cố qua nhiều năm lịch sử và được áp dụng trong nhiều ngành và hoạt động khác nhau, từ viễn thông đến tàu biển, hàng không và hoạt động ngoài trời.

    SOS

    2. Đâu là số điện thoại của cuộc gọi khẩn cấp SOS cần ghi nhớ?

    Cuộc gọi SOS là một tính năng cuộc gọi khẩn cấp được cài đặt trên điện thoại thông minh. Khi bật tính năng cuộc gọi SOS này thì mọi thông tin về vị trí của bạn sẽ được gửi đến trung tâm cứu trợ khẩn cấp để tìm kiếm các sự giúp đỡ. Tương tự, tin nhắn SOS cũng được cài tự động gửi khi bạn gặp nguy hiểm và cần cứu trợ khẩn cấp.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT, tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo lưu vào điện thoại một số cuộc gọi khẩn cấp SOS như:

    - 112: Yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn toàn quốc.

    - 113: Cuộc gọi khẩn cấp cho công an và cảnh sát.

    - 114: Cuộc gọi khẩn cấp cho các cơ quan phòng cháy chữa cháy.

    - 115: Cuộc gọi khẩn cấp cho các cơ sở y tế và bệnh viện.

    3. Hành vi quấy rối cuộc gọi khẩn cấp SOS sẽ bị xử lý thế nào?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khi có hành vi gọi điện quấy rối đường dây nóng của cuộc gọi khẩn cấp SOS 111, 113, 114, 115 thì cá nhân vi phạm sẽ chịu mức phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Đồng thời, đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự, mức phạt tiền sẽ tăng lên gấp đôi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể là sẽ chịu mức phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

     
    487 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận