Em xin được tư vấn về vấn đề nghĩa vụ quân sự

Chủ đề   RSS   
  • #195126 20/06/2012

    kienhvhp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin được tư vấn về vấn đề nghĩa vụ quân sự

        Em sinh năm 1990.Hiện tại em đã có gia đình va hai con nhỏ. Cháu đầu năm nay 4 tuổi, cháu thứ hai được 9 tháng tuổi. Từ khi lấy vợ em có bị gọi đi khám nghĩa vụ nhưng em không đi khám. Và năm vừa rồi em cũng không có tên trong danh sách bị gọi đi khám nghĩa vụ nữa.Bây giờ em là lao động chính trong gia đình vì vợ em mới sinh cháu thứ 2 , sức khỏe yếu nên chưa đi làm được. Năm nay em muốn xin đi học hệ vừa học hết cấp 3 vừa học nghề (vì em chưa học hết cấp 3). Em có ra phường xin dấu để đi học nhưng phường không đóng dấu cho em và giải thích là hồ sơ nghĩa vụ của em vẫn còn trong phường nên không xin dấu được.Em đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của em như trên và được ban quản lý quân sự hướng dẫn em về làm một cái đơn trình bày về hoàn cảnh của mình để nộp lên UBNN phường .Em đã về làm theo hướng dẫn và nộp đơn nhưng vẫn đang chờ xem xét.Luật sư cho em hỏi về trường hợp của em có thể giải  quyết như thế nào? Em nghĩ là chuyện xin đi học là ra phường phải được đóng dấu có đúng không ạ?Và trong trường hợp của em ,em không muốn đi nghĩa vụ quân sự vì em là lao động chính trong gia đình liệu có được xem xét và miễn nghĩa vụ quân sự cho em không? Rất mong luật sư tư vấn giúp em.Em xin chân thành cảm ơn!

     
    9015 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #195291   21/06/2012

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn ! Việc có được xem xét tạm hoãn NVQS hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn, tuy nhiên khái niệm lao động chính ở đây là việc bạn phãi chăm sóc toàn bộ những thành viên trong gia đình mà họ không có hoặc không còn khả năng lao động. Vợ bạn sinh được 9 tháng thì đã hết thời gian nghỉ hộ sản theo quy định vì vậy bạn không thuộc đối tượng trên. Bên cạnh đó, việc bạn không thực hiện việc khám NVQS là vi phạm các quy định về đăng ký NVQS và có thể bị xử lý...Nhưng dù bạn có vi phạm bất cứ quy định nào thì CQĐP chỉ có quyển xử phạt bạn theo đúng nội dung vi phạm còn việc xác nhận các hồ sơ nhập học cho bạn là trách nhiệm của địa phương, do đó địa phương không được từ chối trừ trường hợp bạn bị cắt khẩu hoặc thuộc diện không đủ điều kiện khác theo quy định. Bạn nên liên hệ với người có thẩm quyền để được xem xét giải quyết . Thân !!!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimlalaw vì bài viết hữu ích
    kienhvhp (21/06/2012)
  • #309151   12/02/2014

    nammeo9xhd
    nammeo9xhd

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các Anh chị cho em hỏi cái!

    em là con một của gia đình em ở hải dương. Năm nay em sang tuổi 24.em mới đi học cao đẳng ra trường. vừa mới xin được công việc đi làm thì  bị gọi đi nghĩa vu quân sự. gia đình em thì chỉ có một mẹ một con.mẹ em trong giấy khai sinh là sinh năm 1960. Vậy các anh cho em hỏi em có được tạm hoãn Nghĩa Vụ quân sự không? Tư vấn giúp em cái, em thấy nghĩa vụ quân sự bất công quá.bao nhiêu gia đình 3, 4 thằng con trai không học hành ở nhà ăn chơi thì không bị gọi đi còn những gia đình éo le người thì lại bắt đi.vào thời chiến tranh thì em không nói làm gì nhưng thời hòa bình như bây giờ em thấy bất công quá. em làm cái đơn xin tạm hoãn Nghĩa Vụ quân sự ra xã thì các cán bộ ở xã không chịu nhận đơn. các anh các chị hiểu biết xem hộ em cái chứ em thấy xã hội này bất công quá. Người ta có tiền nhét vào là không bị đi.con những gia đình hoàn cảnh khó khăn thì cứ bị lôi đi là sao? 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com