Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?

Chủ đề   RSS   
  • #613395 28/06/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?

    Vai trò của kiểm toán nhà nước hiện nay luôn rất quan trọng và cần thiết. Vậy thì vấn đề nhân sự sẽ được pháp luật điều chỉnh ra sao? Cụ thể, nếu em trai ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán thì có được bố trí làm thành viên trong Đoàn kiểm toán hay không?

    Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?

    Căn cứ tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định về các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán bao gồm:

    - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.

    - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.

    - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.

    - Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.

    Như vậy, người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán sẽ không được bố trí làm trong Đoàn kiểm toán.

    Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào?

    Tại Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sẽ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau:

    - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây:

    + Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;

    + Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

    + Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;

    + Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán;

    + Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có các nhiệm vụ nêu trên.

    Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền được bảo đảm điều kiện và phương tiện để làm việc hay không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì:

    - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền hạn sau đây:

    + Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

    + Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;

    + Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán;

    + Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợp Kiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;

    + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;

    + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết;

    + Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán.

    Như vậy, được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán làm một trong những quyền của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước.

     
     
    176 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận