Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua các dấu hiệu: Nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện và phải chịu hình phạt.
Ngược lại, để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị Luật hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Trên thực tế, có thể một người đã thực hiện tội phạm. Về khách quan, họ là người phạm tội, nhưng nếu không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi được Luật hình sự coi là tội phạm, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó. Chứng minh tội phạm là một quá trình. Qúa trình đó diễn ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Quyền và trách nhiệm chứng minh tội phạm không chỉ thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà còn thuộc về cả Tòa án.
Trường hợp của bạn khi đi uống nước thì có một người lạ xin em điếu thuốc lá, bạn nghĩ đơn giản là ai tiếc nhau điếu thuốc làm gì và đã cho bạn ý 3 điếu thuốc. Nhưng giờ bạn đang lo sợ về việc bạn ý lấy lõi thuốc ra rồi cho ma túy hoặc các chất tương tự để sử dụng hoặc bán.
Do bạn không biết hành vi của người kia xin thuốc lá để dùng thuốc lá lấy lõi thuốc ra rồi cho ma túy hoặc các chất tương tự mà bạn không biết thì bạn có thể khai báo với cơ quan điều tra cụ thể việc này và chứng minh mình vô tội. Do đó bạn không thực hiện tội phạm thì không thể kết tội bạn được.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;