Việc nhờ trông giữ chiếc điện thoại giữa bạn và chủ cửa hàng ( sau đây gọi là cô A) đã làm phát sinh một hợp đồng gửi giữ tài sản theo điều 554 BLDS 2015: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Bạn đã nhận lời trông chiếc điện thoại cho cô A mà không nhận tiền công. Nghĩa vụ của bạn theo điều 557 BLDS:
“1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
…….
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Như vậy, bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tương ứng với giá trị tài sản bị mất hoặc do hai bên thỏa thuận về mức bồi thường. Bạn nhận trông giữ không công, đây có thể là một căn cứ để giảm mức bồi thường.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, chiếc điện thoại là do bị trộm mất mà không phải là do bạn làm hư hỏng. Do đó, bạn nên tới cơ quan công an để thông báo sự việc trên. Nếu điều tra được người lấy chiếc điện thoại thì bạn sẽ không phải bồi thường.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.