NỘI DUNG CUỘC TRAO ĐỔI VỚI PHÓNG VIÊN VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
1. Đối với những đối tượng có hành vi cướp giật tài sản. Theo quy định, sẽ bị xử lý thế nào, thưa Luật sư?
Luật sư Đặng Văn Cường: Gần đây nạn cướp giật liên tục hoành hành, đặc biệt là các thành phố lớn. Có nhiều vụ người đi đường không giấu được cảm giác bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến kẻ cướp gây án máu lạnh dẫn đến những cái chết thương tâm ngay trên đường phố.
Cướp giật tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo, bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát. Hành vi nêu trên được thực hiện nhằm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Nếu đối tượng cướp giật tài sản có sự giằng co, uy hiếp hoặc có thủ đoạn khác làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn và sẽ bị khởi tố về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự chứ không xử lý theo Điều 136 BLHS.
Đối với những đối tượng có hành vi cướp giật tài sản, theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”.
Theo tiểu mục 5.3, mục 5 Phần I, Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 quy định: "Dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy... Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.
Như vậy, những đối tượng sử dụng xe máy để cướp giật tài sản sẽ bị xử lý theo khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự và mức hình phạt sẽ từ 3 năm đến 10 năm tù. Nếu gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho bị hại đến 60% thì hình phạt có thể tới 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, Điều 136 BLHS. Nếu cướp tài sản mà gây tai nạn cho nạn nhân và nạn nhân tổn hại sức khỏe từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì đối tượng sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 136 BLHS, hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
2. Những vụ cướp giật táo bạo, manh động đang ngày càng lộng hành tại Sài Gòn. Vậy theo Luật sư, cơ quan chức năng nên có biện pháp gì để xử lý được những đối tượng này và có thể đảm bảo an toàn cho người dân?
Luật sư Đặng Văn Cường: Hiện nay, những vụ cướp giật táo bạo, manh động đang ngày càng lộng hành tại Sài Gòn, theo tôi, để hạn chế nạn cướp giật này, cần thực hiện một số giải pháp tổng thể, đồng bộ:
Thứ nhất, về phía các cơ quan chức năng:
+ Các sở, ban, ngành thành phố, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng và lực lượng Công an tấn công trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm và tệ nạn xã hội tại đơn vị, địa phương mình. Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, phải gắn công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo tấn công phòng, chống tội phạm các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Đây mạnh xã hội hóa công tác tuần tra…
+ Tăng cường phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; tập trung đổi mới các hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa và phát hiện tố giác tội phạm; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Thường xuyên phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tôi phạm, công khai hóa hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng tệ nạn xã hội để người dân nâng cao ý thức tự cảnh giác trong quản lý, bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình và mọi người, không tạo sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng gây án.
Thứ hai, về phía người dân khi vận chuyển tiền, tài sản và tham gia giao thông trên đường cần chú ý:
+ Tiền, tài sản khi mang theo, tham gia giao thông phải cho vào cốp xe hoặc ràng buộc chặt chẽ, kỹ lưỡng, cẩn thận vào xe để vô hiệu hóa hành vi "giật" tài sản của người đi đường.
+ Nếu trên đường đi phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn theo sau, nhìn ngó xe người vận chuyển và người đi đường thì phải cảnh giác, nên tấp xe vào nơi an toàn, kêu gọi sự hỗ trợ của người khác hoặc điện thoại cho lực lượng Công an trên địa bàn đến hỗ trợ kịp thời.
+ Khi lưu thông trên đường nếu có mang dây chuyền vàng, lắc đeo tay thì phải mặc áo dài tay và khăn choàng cổ… để phòng ngừa cướp giật; đặc biệt không nên đi và sử dụng xe máy đắt tiền một mình vào đêm tối, nếu đi một mình thì có thể chạy theo người đi đường khác xét thấy đáng tin cậy.
+ Phải cảnh giác các đối tượng lợi dụng trẻ em bán báo dạo, bán vé số, hàng rong… chen lấn tạo sơ hở và chi phối cảnh giác, che tầm quan sát của người có tàu sản để đối tượng khác thực hiện hành vi trộm cắp hoặc cướp giật tài sản.
+ Trong trường hợp bị tội phạm tấn công chiếm đoạt tài sản, nạn nhân nên bình tĩnh ghi nhận đặc điểm nhận dạng đối tượng, phương tiện, công cụ phạm tội để cung cấp cho cơ quan Công an gần nhất để tổ chức truy xét nhanh đối tượng gây án.
Thứ ba: Những đối tượng thực hiện hành vi cướp giật tài sản thường là nghiện ma túy và những băng ổ nhóm tội phạm, thường là những thanh niên mới lớn, bỏ nhà đi bụi. Vì vậy, cần phải giám sát, quản lý chặt chẽ những đối tượng này. Kịp thời xử lý bằng các biện pháp hành chính như bắt buộc cai nghiện; Đưa vào trường giáo dưỡng đối với những thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật... có như vậy mới có thể khống chế được những nguyên nhân, điều kiện phát sinh đối với loại tội phạm cướp giật tài sản.
Thứ tư: Xử lý nghiêm với loại tội phạm này. Hiện nay, mức hình phạt đối với tội danh này rất cao nhưng phải áp dụng nghiêm khắc, đúng đắn mới đủ sức răn đe. Đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu và những đối tượng tái phạm cần có mức hình phạt thật nghiêm khắc đủ để giáo dục, cải tạo và đảm bảo ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội.
Tăng cường hoạt động xét xử lưu động đối với tội phạm này và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để tuyên truyền nâng cao tình thần cảnh giác trong quần chúng nhân nhân và răn đe với các đối tượng có ý tưởng phạm tội.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.