Đứng tên, quản lý và sử dụng nhà thờ theo di chúc thừa kế của cha để lại sau này có được làm di chúc và để lại quyền thừa kế này cho vợ con không?

Chủ đề   RSS   
  • #68473 15/11/2010

    nguoibanmoi278

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đứng tên, quản lý và sử dụng nhà thờ theo di chúc thừa kế của cha để lại sau này có được làm di chúc và để lại quyền thừa kế này cho vợ con không?

    Xin chào các anh chị, tôi có một thắc mắc mong các anh chị đóng góp giải đáp dùm:

    Tôi là con trai út trong nhà. Nhà tôi có 9 anh chị em, mọi người đều đã lập gia đình và ra ở riêng, chỉ có tôi là con trai út cùng với 2 người chị (1 người chưa có gia đình và 1 người đi tu) là ở chung với Ba Mẹ tôi và còn hộ khẩu ở đó. Năm 2008 Ba tôi bị bệnh nặng, vì biết trước là không khỏi bệnh nên trước khi qua đời khoảng 2 tháng, trong trạng thái minh mẫn, vào dịp đám giỗ, Ba tôi có lập một di chúc (không có công chứng chứng thực nhưng có chữ ký của Ba tôi và chữ ký đồng ý của cả 9 anh chị em tôi + 1 người làm chứng ký tên) phân định tài sản thừa kế cho 9 anh chị em tôi. Mẹ tôi không có ký vì mẹ tôi bị bệnh tai biến nặng, đã hơn 10 năm nay mẹ tôi chỉ nằm trên giường và không biết gì. Toàn bộ tài sản nhà đất của Ba Mẹ tôi nào giờ do Ba tôi đứng tên sỡ hữu.


    Trong di chúc, sau khi phân định tài sản là những căn nhà khác cho những đứa con kia, vì tôi là con trai út nên Ba tôi chỉ định căn nhà mà tôi và Ba Mẹ tôi đang ở làm nhà thờ cúng, hương hỏa ông bà, cha mẹ và giao cho tôi đứng tên, toàn quyền quản lý, sử dụng nhưng không được mua bán, cho, tặng hoặc ủy quyền cho bất cứ ai qua đời đời con cháu tôi. Nay Ba Mẹ tôi đều đã qua đời và tôi đang làm thủ tục để đứng tên căn nhà trên theo di chúc. Vậy cho tôi hỏi như sau:


    1. Sau này đối với căn nhà thờ này, tôi có quyền làm di chúc để lại cho vợ con tôi như Ba tôi đã để lại cho tôi mà không cần phải hỏi ý kiến các anh chị em tôi không?


    2. Vì vợ chồng tôi mới cưới nhau và chưa có con. Vậy nếu trong trường hợp vợ chồng tôi chưa kịp có con mà tôi có bất trắc gì xảy ra thì vợ tôi có được đương nhiên thừa kế căn nhà thờ trên và tiếp tục việc thờ cúng, quản lý, sử dụng như tôi không (vì tôi đứng tên căn nhà này).


    3. Tôi đã lập gia đình. Vậy trong trường hợp tôi có bất trắc xảy ra mà không để lại di chúc gì hết thì theo luật căn nhà thờ này xử lý như thế nào, ai sẽ đứng tên, sử dụng và sở hữu? Anh chị em tôi có quyền đuổi vợ con tôi ra khỏi căn nhà thờ đó khi tôi không còn không?


    Tôi thật sự đang trăn trở và rất mong anh chị giải đáp giúp. Chân thành cảm ơn. 
     
    4568 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68507   15/11/2010

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

    Về những vướng mắc của bạn tôi xin trả lời như sau:

    Theo nội dung bạn cho biết thì các anh chị em của bạn không có tranh chấp gì với bạn về phần tài sản bạn được hưởng và cũng đồng ý với các nội dung trong di chúc của Ba bạn do đó bạn có thể căn cứ vào nội dung trong di chúc để đăng ký quyền sử dụng đối với khối tài sản Ba bạn để lại cho bạn.

    Tuy nhiên bạn cũng nêu khối tài sản này bạn được quản lý sử dụng và phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên vì vậy nếu bạn muốn chuyển nhượng khối tài sản này thì phải được sự đồng ý của anh chị em.

    1. Về câu hỏi có được lập di chúc hay không?

    #0070c0;">Điều 631 Bộ luật Dân sự
    #0070c0;"> quy định " cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật..." do vậy bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bạn cho vợ con theo ý chí của bạn.

    2. Vợ có được thừa kế của chồng hay không?
    Theo các quy định pháp luật hiện hành thì vợ bạn hoàn toàn có quyền thừa kế của bạn (Điều 676 Bộ luật Dân sự).

    3. Để tìm hiểu việc quản lý sử dụng căn nhà thờ là di sản thừa kế bạn có thể tìm hiểu Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005.

    Chúc bạn thành công./.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |