Dùng dao đâm bụng nạn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #419107 20/03/2016

    vanghhbg

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dùng dao đâm bụng nạn nhân

    xin hỏi luật sư . tôi có dứa e nay mới được 17t . đã dùng dao đâm vào bụng nạn nhân đứt 3 đoạn ruột .  do nạn nhân đy xe máy trêu e tôi.  bị em tôi đuổi theo đâm . và người đy cùng e tôi . lái xe đèo em tôi đuổi theo để đánh . vậy em tôi và ng đi cùng sẽ bị xử như thế nào ạ 

     
    4682 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422823   26/04/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Đứt ruột vậy không biết còn sống hay không.

    Bạn tham khảo quy định tại Bộ luật hình sự 1999

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #422834   26/04/2016

    nqp.hlu95
    nqp.hlu95

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn bạn đã tin tưởng, về vấn đề của bạn tôi có đóng góp như sau:

    Thứ nhất về độ tuổi của em bạn là 17 tuổi. Mà theo quy định của điều 12 BLHS về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 

    "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng."
    Như thế em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của mình.
    Thứ hai, tôi có thắc mắc là không hiểu dao ở đâu? Chả lẽ em bạn đi đâu cũng thủ dao sẵn trong người hay là do kích động nên vớ được dao ở đâu đó? 
    Với thông tin chung chung thế này chưa thể khẳng định được gì. Vì còn phụ thuộc vào kết quả giám định thương tật của người kia và kết luận điều tra của CSĐT, xem là vì bị kích động do bị trêu nên em bạn mới làm thế hay là em bạn đã có mục đích đâm người kia từ trước nên mới thủ dao trong người. Khi đó mới có thể định tội của e bạn một cách chính xác được.
    Còn với tình tiết chung chung thế kia, theo nhận định của tôi, rất có thể em bạn đã có hành vi cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 BLHS.
    Để có thể tư vấn cụ thể hơn, bạn hãy trao đổi với tôi qua mail: nqp.hlu95@gmail.com
    Thân!
    Nguyễn Quốc Phương - ĐH Luật HN
     
     
    Báo quản trị |  
  • #423665   05/05/2016

    hungthinh281092
    hungthinh281092

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    như ban kể trên thì em bạn 17t dùng dao đâm vào bụng khiến nạn nhân đứt 3 đoạn ruột sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự:

    Theo Điều 12. BLHS: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    - Như bạn nói, em bạn bị người khác đi xe máy trêu và đã đuổi theo để đâm người đó, tôi không rõ là em bạn có hiềm khích gì với nạn nhân mà vì lời nói trêu đã đuổi theo để đâm người đó và trường hợp này thì dao em bạn lấy từ đâu ( mang theo bên mình hay chạy vào nhà ai để lấy, nếu thủ sẵn trong người chắc hẳn em bạn từng đã có xích mích gì với nạn nhân nên mới mang theo dao để phòng thủ trong người) và trường hợp này thì em bạn là ng có ý thực hiện tội phạm đến cùng và tinh thần bị kích động mạnh "do nạn nhân đy xe máy trêu e tôi.  bị em tôi đuổi theo đâm"  và nạn nhân bị đứt 3 khúc ruột thì tôi nghĩ tỉ lệ thương tật sẽ cao, còn về để đánh giá 1 cách khách quan nhất phải dựa vào nhiều tình tiết khác (Mối quan hệ giữa 2 bên, em bạn đã có tiền án tiền sự chưa, lúc thực hiện hành vi phạm tội có dùng các chất kích thích như rượu bia hay không...) và theo các tình tiết bạn nói trên thì khả năng em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoắc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác:
    Điều 104 BLHS Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    e) Có tổ chức;
    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    - Và người đi cùng em bạn, lái xe đuổi theo để đánh trong trường hợp này đồng phạm ( bạn cũng không nói rõ là người bạn của em bạn trong trường hợp đó là người xúi dục hay giúp sức,  có mối quan hệ như thế nào đối với nạn nhân và em bạn để có thể căn cứ vào quy định tại điều 53 BLHS để đưa ra mức hình phạt tương ứng:

    Điều 20 BLHS. Đồng phạm 
    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
    Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
     Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
     Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
    Thân!

     

     
    Báo quản trị |