Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động quy định:
1. Nhà nước khuyến khích những thoả thuận trong hợp đồng lao động bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với những quy định của pháp luật lao động.
2. Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được:
a) Đòi hỏi người lao động phải đưa ra bất kỳ một sự đảm bảo về tài sản thế chấp nào cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Giữ các giấy tờ tuỳ thân gốc, văn bằng chứng chỉ gốc của người lao động;
c) Buộc người lao động cam kết thực hiện các điều khoản làm hạn chế các quyền hợp pháp khác của người lao động.
Điều 33. Đặt cọc
Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền hoặc vật có giá trị khác để đề phòng người lao động làm mất hoặc hư hỏng dụng cụ,thiết bị, tài sản do người sử dụng cung cấp, trừ trường hợp có quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định những trường hợp người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động đặt cọc để thực hiện hợp đồng lao động.
Hiện nay, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng phương án giữ bằng cấp gốc của người lao động, yêu cầu người lao động đặt cọc hoặc giữ 1 khoản tiền của người lao động (coi như "nắm đằng chuôi"), đến khi nào người lao động hoàn tất thủ tục nghỉ việc thì mới hoàn trả.
Nếu dự thảo trên được thông qua thì theo bạn, biện pháp thay thế cho cách làm hiện tại là gì?
Ls Dương Thị Hường
ĐT: 0989 259 543
Email: luatsu98@gmail.com