Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động!

Chủ đề   RSS   
  • #429949 06/07/2016

    Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động!

    Theo lộ trình thì sắp tới đây sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Mình đang cần tập hợp các ý kiến để đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động. Ai có vướng mắc gi khi thực hiện Bộ luật Lao động cần đề xuất sửa đổi thì gửi lại cho mình nhé. Cảm ơn mọi người!

     
    21331 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #435463   08/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Vậy nếu đã có công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động, phải nó là mạnh thì thêm tổ chức đại diện của người lao động mới (nằm ngoài Tổng Liên đoàn) để làm gì? Ai đứng đầu và tổ chức ra sao? Có sự tham gia của người nước ngoài không, vì nghe mùi phải phù hợp với Hiệp định TPP? 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435470   08/09/2016

    foxypro9x
    foxypro9x

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 237
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    trang_u viết:

    Vậy nếu đã có công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động, phải nó là mạnh thì thêm tổ chức đại diện của người lao động mới (nằm ngoài Tổng Liên đoàn) để làm gì? Ai đứng đầu và tổ chức ra sao? Có sự tham gia của người nước ngoài không, vì nghe mùi phải phù hợp với Hiệp định TPP? 

     

     

    Hiện tại Công đoàn là một tổ chức đại diện của NLĐ độc tôn, ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ trong quan hệ lao động đơn thuần thì CĐ còn hoạt động quá nhiều hoạt động ngoài lề khác không cần thiết (sinh đẻ có kế hoạch, cưới hỏi, hiếu hỉ, vận động ...), không đi đúng trọng tâm và CĐ hoạt động còn quá hình thức, không thực sự đại diện cho tiếng nói của NLĐ với ông chủ.

    Mặt khác, Theo Hiệp định TPP thì Việt Nam và các nước thành viên phải thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tuyên bố 1998 của ILO trong đó có "quyền tự do liên kết" - đó là NLĐ có quyền được tự thành lập nên tổ chức của riêng mình mà không phụ thuộc (hiện tại CĐ là một tổ chức chính trị xã hội - được ghi trong Hiến pháp, BLLĐ và Luật CĐ). Hiện tại, Luật VN đang không tương thích rất lớn với Tuyên bố 1998 này. Bắt buộc chúng ta phải sửa đổi PL, và hình thành bộ máy quản lý về tổ chức này.

    Tổ chức này ai đứng đầu thì sẽ do NLĐ quyết, NLĐ bầu ra và sẽ thực sự đại diện thực chất cho họ, phải hoạt động đúng mục đích quan hệ lao động. Còn có sự tham gia của người nước ngoài hay không thì chúng ta cùng chờ xem dự thảo mới 

    Lê Thanh Tùng

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Lô D25, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #440212   01/11/2016

    tuandat160393
    tuandat160393

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chào anh/chị

    Này e xin có ý kiến về việc công đoàn đại diện cho NLĐ nha.

    Thứ nhất, thì cũng như anh/chị đã biết CĐ là một đơn vị độc lập, nhằm bảo vệ quyền lợi và phúc lợi cho NLĐ. Ôi ! E cũng từng giữ nhiều vị trí trong BCH CĐ Cở sở tại doanh nghiệp, cũng từng tham gia hội thảo CĐ, thế nhưng không có tiếng nói trong doanh nghiệp các anh/chị ạ. hình như là cứ nói xuôi cho qua ak.

    Thứ hai, e muốn nói là, chủ tịch CĐ Cơ sở, là người đại diện cho NLĐ, nhưng tiền lương của họ vẫn do nhà máy chi trả, chẳng khác nào họ cũng làm công cho doanh nghiệp thui. Vì làm sao họ có thể đứng ra để bảo vệ, lên tiếng vì NLĐ được chứ, vì " Ai cũng phải lo chén cơm của mình mà ". E mong rằng một ngày gần nhất, nếu có thể, thì người chủ tịch CĐ cơ sở tại các doanh nghiệp sẽ trực thuộc CĐ khu, hoặc LDLD hay gì đó, miễn sao của nhà nước. 

    Các anh/chị hãy thử hỏi người quen của mình làm tại các nhà máy xem, tình hình CĐ tại đó ntn?

    Xin cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #440138   31/10/2016

    ĐIỀU 155.

    theo quy định hiện nay, phụ nữ mang thai sẽ mất quyền nghỉ 30 phút theo khoản 5 vì sẽ không có thời gian hành kinh.

    Trước đây có quy định từ tháng thứ 7 trở đi được rút ngắn thời gian làm việc 60 phút, nay chỉ có phụ nữ làm việc nặng nhọc.

    Tôi thấy thai 7 tháng là nặng nhọc rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #440189   31/10/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn nhớ nhầm rồi

    Luật năm 1994

    Điều 115.

    2- Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    Luật năm 2012

    Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

    2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    saigonimex (01/11/2016)
  • #457612   15/06/2017

    Mình còn băn khoăn về độ tuổi nghỉ hưu.

    Theo điều 187 Bộ Luật lao động 2012 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Tăng tuổi nghỉ hưu là một nội dung lớn đã từng được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo luật nhưng chưa được Quốc hội thông qua: Luật Bình đẳng giới 2006,

    Lần sửa đổi này, tiếp tục có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu vì những lý do sau: tuổi thọ bình quân của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây và khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài nên thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm, và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp; dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt; nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn; bảo đảm sự không phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước Cedaw, công ước của ILO...; tận dụng được nguồn nhân lực động có trình độ, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Như vậy theo mình việc tăng độ tuổi nghỉ hưu như vậy có phù hợp hay quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Việc Nam hay không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #460324   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Cùng với sự phát triển của công nghệ thì hoạt động lao động ngày nay cũng phát triển thêm nhiều loại hình khác nhau, đó là hình thức làm việc online tại nhà, thông qua mạng internet, người lao động chỉ cần làm những công việc theo thỏa thuận tại nhà, đạt chỉ tiêu và hưởng lương. Tuy nhiên, do tính chất của hoạt động này mà phát sinh khá nhiều rủi ro cho phía người lao động, đặc biệt là hiện tượng nợ lương, hoặc lừa gạt để lấy thông tin người lao động. 

    Trước việc sửa đổi bổ sung BLLĐ sắp tới, hi vọng vấn đề về hoạt động lao động trực tuyến này sẽ được cân nhắc để có những qui định bảo vệ người lao động

     
    Báo quản trị |