Dự thảo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại

Chủ đề   RSS   
  • #581311 10/03/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Dự thảo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại

    Bộ Tư Pháp đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại. Bao gồm: quy tắc chung, quan hệ với người yêu cầu, quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm.

    Nội dung cơ bản của Dự thảo Thông tư:

    1. Về những quy tắc chung
     
    Chương này quy định về 4 quy tắc chung nhất của Thừa phát lại trong hành nghề bao gồm quy tắc về: Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Đảm bảo tính độc lập, chặt chẽ; Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp; Rèn luyện, tu dưỡng bản thân (từ Điều 1 đến Điều 4).
     
    quy-tac-dao-duc-thua-phat-lai
     
    2. Về quan hệ với người yêu cầu
     
    Chương này quy định về trách nhiệm của Thừa phát lại trong quan hệ với người yêu cầu gồm: trách nhiệm trong việc thực hiện các yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc; Đối xử bình đẳng giữa những người yêu cầu; Thu chi phí, thù lao và không được thực hiện một số việc nhất định khi thực hiện nhiệm vụ (từ Điều 5 đến Điều 9).

    Những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu
     
    1. Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu.
     
    2. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
     
    3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu và các bên liên quan.
     
    4. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
     
    5. Thực hiện yêu cầu trong trường hợp mục đích và nội dung của yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
     
    6. Gây áp lực, ép buộc người yêu cầu phải sử dụng dịch vụ của mình hoặc Văn phòng mình.
     
    7. Lập vi bằng có liên quan về mặt lợi ích giữa Thừa phát lại và người yêu cầu.
     
    8. Tư vấn, xúi giục, tạo điều kiện cho người yêu cầu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các hành vi gian dối khác.
     
    9. Không giải thích hoặc giải thích không đầy đủ cho người yêu cầu về quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
     
    10. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
     
    11. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu hoặc người môi giới.
     
    12. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm chi phí, thù lao đã được xác định, thỏa thuận.
     
    13. Câu kết, thông đồng với người yêu cầu, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vi bằng, hồ sơ công việc đã thực hiện hoặc hành vi gian dối khác.
     
    14. Không sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích khác trong quá trình làm việc, tiếp xúc với người yêu cầu, cơ quan, tổ chức.
     
     
    3. Về quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại
     
    Chương này quy định về mối quan hệ giữa Thừa phát lại với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại; Những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại, quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại (từ Điều 10 đến Điều 12).
     
    4. Về quan hệ với cơ quan Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức khác
     
    Chương này quy định mối quan hệ giữa Thừa phát lại với cơ quan Thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức khác (từ Điều 13 đến Điều 15).
     
    5. Về kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử lý vi phạm 
     
    Chương này quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại đối với việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại, đồng thời khen thưởng và xử lý vi phạm đối với Thừa phát lại trong tổ chức thực hiện bộ Quy tắc này (từ Điều 16 đến Điều 17).

    >>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm
     
     
    481 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    admin (10/03/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận