Dự thảo luật kinh doanh bất động sản

Chủ đề   RSS   
  • #315859 29/03/2014

    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Dự thảo luật kinh doanh bất động sản

    Mình đang nghiên cứu về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi về vấn đề luật quy định cho phép việc cho thuê, thuê mua đối với bất động sản hình thành trong tương lai. Nhận xét về những hậu quả phát sinh từ vấn đề này, mình đã tham khảo và có một số nhận xét sau đây, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người về vấn đề này.

    Về vấn đề quy định mới đối với việc kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai, tại Điều 24 dự thảo đã quy định, hợp đồng kinh doanh bất động sản gồm: Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng đã có sẵn hoặc hình thành trong tương lai; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê bất động sản đã có sẵn hoặc hình thành trong tương lai; Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đã có sẵn hoặc hình thành trong tương lai.

    1. Những điểm sáng cho bên thuê, mua bất động sản từ quy định mới

    - Việc quy định mới như vậy nhằm mục đích kích cầu thị trường bất động sản đang trong tình trạng lắng dịu quá mức như hiện nay. Tạo sự thoáng đãng trong lưu thông bất động sản, nhất là với gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội.

    - Việc quy định mới này khiến cho bên kinh doanh có khả năng dễ dàng hơn thu hồi một phần vốn trước để hoàn thành công trình từ chính những người thuê mua bất động sản

    2. Những rủi ro có thể phát sinh đối với bên thuê mua bất động sản

    - Người thuê mua đưa tiền đặt cọc cho chủ đầu tư để hoàn thành dự án nhưng không chắc món tiền đó sẽ được sử dụng đúng mục đích. nếu như món tiền ấy đi đâu mất, bất động sản cũng đứng im thì cũng không biết đến đâu đòi lại tiền

    - Với việc thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, người mua sẽ phải thanh toán tiền trong một khoảng thời gian theo như tiến độ công trình đây là một vấn đề nan giải bởi lẽ việc xây dựng công trình không phải trong ngày một ngày hai, giá thị trường lại luôn biến động nên việc xảy ra tranh chấp về giá là khó tránh khỏi, người mua luôn là người phải chịu thiệt hại.

    Trên đây là toàn bộ những ý kiến của mình về vấn đề phát sinh xung quanh dự thảo mới của LKDBĐS đối với tài sản hình thành trong tương lai. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của mọi gười về vấn đề này!

    Trân trọng cảm ơn!

    Chúc tất cả mọi người cuối tuần vui vẻ!

     

     

     

    .

     
    4145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #315934   29/03/2014

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Mình xin góp ý với bạn về 2 rủi ro bạn nêu như sau:

    - Rủi ro 1: không biết tiền về đâu và sử dụng như thế nào: Có thể dùng bên thứ 3 là ngân hàng để can thiệp. 3 bên có thể thỏa thuận rằng: Bên mua đồng ý trả trước nhưng nếu người bán/xây dựng không thực hiện đúng tiến độ, không sử dụng đúng mục đích thì ngân hàng sẽ trả lại tiền + tiền lãi cho bên mua. Kiểu kiểu như thanh toán L/C trong ngân hàng.

    - Rủi ro thứ 2: 2 bên có thể thỏa thuận để ấn định số tiền phải trả và dung sai +/- bao nhiêu đó là ok.

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanthanhtuan2013 vì bài viết hữu ích
    hmtlth (01/04/2014)
  • #316060   01/04/2014

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn!

    Mấy hôm nay website bảo trì thì phải bây giờ mới lên xem được

    Mình nhận thấy việc khắc phục như bạn nói cũng chỉ là khắc phục như vậy thôi, bởi lẽ đến giai đoạn kết của giao dịch rồi thì có thỏa thuaanj cũng không hơn được là bao nhiêu., Một khi chủ đầu tư nắm đằng chuôi. Bao giờ họ cũng thỏa thuận có lợi nhất cho mình. Người mua khó mà không đồng ý, một khi giá bất động sản biến động xuống. Họ đã quyết định thuê mua bất động sản  không thể dễ dàng buông ra như vậy, ngại phải hồ sơ rồi vướng vào pháp luật, rồi tìm qua lại một bất động sản khấc,... Nên thôi cứ tặc lưỡi cho qua. Nắm được tâm lý này của người thuê mua nên chủ đầu tư sẽ dễ dàng ép giá. Và nếu như mức tiền chênh lệch quá cao, hai bên không thỏa thuận được thì sao? Giao dịch bị hủy bỏ, hoàn trả cho nhau những gì đã lấy trước đó? Nhờ TA giải quyết?.........

    Mình chỉ là một sinh viên luật, kiến thức còn hạn chế, về thực tế không hiểu gì. Rất  mong nhận được ý kiên nhận xét của  mọi người về những tác động thực tế của dự thảo!

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |