Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập: Hiểu đúng về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Chủ đề   RSS   
  • #88977 18/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập: Hiểu đúng về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

    Trong dự thảo Luật Kiểm toán độc lập đang được Bộ Tài chính hoàn thiện, dự kiến được biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội XII (diễn ra vào cuối tháng 3/2011), có một nội dung quan trọng được nêu tại Điều 7, đó là giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán…, hiện đang có nhiều ý kiến tham gia.
    Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán?

    Qua tổng hợp cho thấy đại bộ phận các bộ, ngành các đại biểu tham gia hội thảo đều thống nhất với sự cần thiết và nội dung dự thảo luật. Tuy nhiên, việc xem xét Báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý hay không và Báo cáo kiểm toán có thể thay thế được kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán nhà nước hay không còn có nhiều ý kiến khác nhau.

    Bàn luận về vấn đề nều trên, theo TS Hà Thị Ngọc Hà Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính (thành viên ban soan thảo luật): Trước hết, cần hiểu rõ thế nào là giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán. Giá trị pháp lý là giá trị bắt buộc phải thực hiện, tức là đơn vị được kiểm toán bắt buộc phải tuân thủ và thực hiện các kết luận ghi trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề (sau đây gọi tắt là KTV). Điều đó là không đúng vì kiểm toán độc lập chỉ là dịch vụ tư vấn. Người được tư vấn không có trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện ý kiến của người tư vấn. Để làm rõ giá trị của Báo cáo kiểm toán, trước hết cần xem xét trách nhiệm đối với Báo cáo tài chính (BCTC), trách nhiệm đối với Báo cáo kiểm toán và nội dung, các loại ý kiến của KTV về BCTC theo thông lệ quốc tế và theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Thứ nhất, trách nhiệm đối với BCTC và trách nhiệm đối với Báo cáo kiểm toán:

    Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và theo quy định của Luật Kế toán VN thì đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC theo đúng tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của đơn vị và đúng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Trách nhiệm của KTV và DN kiểm toán (DNKT) là kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của BCTC chứ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về BCTC. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và DNKT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ? Ý kiến của KTV đưa ra trong Báo cáo kiểm toán chỉ làm tăng sự tin cậy của các BCTC chứ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị được kiểm toán đối với BCTC đã kiểm toán. Người sử dụng BCTC không thể cho rằng ý kiến của KTV là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của đơn vị được kiểm toán trong tương lai cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý.

    Quan hệ kiểm toán độc lập dựa trên hợp đồng dịch vụ mà DNKT đã ký với khách hàng. KTV và DNKT chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ kiểm toán theo các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập bao gồm: Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp.

    Thứ hai, nội dung và các loại ý kiến kiểm toán về BCTC theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán
    Các loại ý kiến của KTV: Khác với ý kiến kết luận của các cơ quan kiểm toán nhà nước, hoặc cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra một trong 4 loại ý kiến về BCTC như sau:

    Một là, Ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán.

    Hai là, Ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do KTV nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì BCTC đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

    Ba là, Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC.

    Bốn là, Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.

    Báo cáo tài chính và kết luận của thanh tra

    Theo kiến giải của TS Hà Thị Ngọc Hà, ý kiến của KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán làm tăng sự tin cậy của các BCTC và chỉ là ý kiến của tổ chức tư vấn độc lập nên không bắt buộc đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ. Vì vậy Báo cáo kiểm toán không thể thay thế được kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công việc của KTV không thể thay thế công việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này được giải thích rõ hơn vì ý kiến của KTV về BCTC không phải là sự đảm bảo tuyệt đối mà chỉ là sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC nếu có sai sót trọng yếu thì đã được KTV phát hiện và trình bày trong Báo cáo kiểm toán. Đảm bảo hợp lý là khái niệm liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết giúp KTV kết luận rằng BCTC không còn sai sót trọng yếu. Ý kiến của KTV chỉ là sự đảm bảo hợp lý vì: Khả năng phát hiện ra sai sót trọng yếu của KTV bị giới hạn do những hạn chế tiềm tàng (do sử dụng phương pháp kiểm toán chọn mẫu, khả năng xảy ra thông đồng, giả mạo chứng từ ngay trong đơn vị được kiểm toán) và phần lớn các bằng chứng kiểm toán thường có tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn sự đảm bảo chắc chắn; Để đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá, xét đoán riêng của mình, dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được.

    Hải Phong

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    16538 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận