Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước - Có quá "bí mật"?

Chủ đề   RSS   
  • #466121 30/08/2017

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước - Có quá "bí mật"?

    BÍ MẬT NHÀ NƯỚC LÀ GÌ?

    Khoản 01 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước:

    "Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng được quy định bằng danh mục bí mật nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của luật này, thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố, nếu bị lộ, mất sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc."

    => Phạm vi bí mật nhà nước là rất rộng và trải dài trên hầu hết mọi lĩnh vực xã hội.

     

    AI BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC?

    Căn cứ vào điều 11 và 12 của Dự thảo, thẩm quyền ban hành phạm vi bí mật nhà nước và “trách nhiệm” lập danh mục bí mật nhà nước đều do các cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước ban hành.

     

    BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LƯU TRỮ TRONG BAO LÂU?

    Điều 25 quy định thời hạn giải mật bí mật nhà nước: khi hết thời hạn bảo mật thì những bí mật này sẽ được công khai (tối đa là 40 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật)

    Tuy nhiên Dự thảo lại thêm quy định các quy định về việc gia hạn:

    - Điều 26 có quy định:

    ...nếu xét thấy việc công khai nội dung bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thì cơ quan ban hành, tạo ra bí mật nhà nước có quyền gia hạn tiếp...”

    và “… việc gia hạn có thể được thực hiện nhiều lần. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo mật ...

    => Có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thời hạn lưu trữ bí mật một cách KHÔNG GIỚI HẠN

    - “...trước khi hết thời hạn giải mật bí mật nhà nước, cơ quan ban hành, tạo ra bí mật nhà nước có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời hạn giải mật bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức đã nhận bí mật nhà nước biết để tiếp tục bảo vệ...”

    => Và thậm chí người dân sẽ không hề biết được việc gia hạn này.

    Như vậy với quy định tại Điều 26, thì Điều 25 liệu có còn giá trị????

     

    TIÊU HỦY BÍ MẬT NHÀ NƯỚC:

    Căn cứ để tiêu hủy bí mật nhà nước là “bí mật nhà nước không còn giá trị sử dụng hoặc không còn giá trị lưu giữ trên thực tế.” (Điều 28)

    Căn cứ nào để đánh giá giá trị của bí mật nhà nước, phải chăng là do ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11, Điều 12 nêu trên????

     

    VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN???

    Bí mật Nhà nước liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả một dân tộc, tức là của tất cả mọi người dân trong một đất nước.

    Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của đất nước (Điều 28)

    Tuy nhiên, theo những quy định tại Dự thảo luật trên, vai trò của người dân trong việc bảo vệ bí mật quốc gia cũng như đất nước là gì, nhất là trong khi Bí mật nhà nước trải dài trến quá nhiều lĩnh vực như vậy???

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 31/08/2017 09:59:15 SA Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 03:25:35 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 01:00:42 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 12:59:05 CH
     
    2953 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (30/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #469307   30/09/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Bí mật nhà nước không chỉ nước Việt Nam nói riêng mà đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung đều rất quan trọng, nó ảnh hưởng đên sự phát triển và tồn tại của các quốc gia. Nên việc tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước là hoàn toàn hợp lý.

    Việc được gia hạn thời gian lưu trữ bí mật nhà nước cũng được xem là hợp lý, sẽ chẳng ai dại gì đem công bố bí mật đất nước khi mà biết chắc bí mật đó sẽ là nguy hiểm nếu công bố. Nên việc gia hạn thời gian lưu trữ đến khi nào cảm thấy an toàn mới công bố thì cũng cho là chấp nhận được với dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (30/09/2017)
  • #469340   30/09/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Nhưng làm mình băn khoăn nhất là bí mật nhà nước theo dự thảo lại trải dài trên nhiều lĩnh vực và việc quyết định bí mật nhà nước hoàn toàn là ý chí chủ quan của Nhà nước.

    1/ Ví dụ:

    - Hãy tưởng tượng 01 dự án quy hoạch kinh tế nhận đầu tư từ trực tiếp từ Trung Quốc mà không hề mở thầu công khai để các nhà đầu tư từ các quốc gia khác có cơ hội tham gia. Và dự án này được quy là "mật" ?!?

    - Một ví dụ khác: nếu một quan chức cấp cao phạm tội tham nhũng, nhưng thông tin này lại được giữ kín và xử lý nội bộ vì nếu tiết lộ sẽ: "ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia" thì sao?

    Theo dự thảo thì miễn là Nhà nước xác nhận nó là "mật" thì nó sẽ được giữ kín và phù hợp với quy định tại dự thảo.

    2/ Quan điểm:

    Bảo vệ bí mật quốc gia là nhiệm vụ tối quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của cả đất nước. Tuy nhiên, dù gì đi nữa thì mục đích của sự bảo vệ này là nhằm "đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc"

    Điều 28 Hiến pháp 2013 cũng có nêu rõ:
    "1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
    2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân."

    Trích 01 câu của luật sư Lê Hồng Phong: "Bí mật nhà nước không tách rời quyền lợi công dân"

     
    Báo quản trị |  
  • #469348   30/09/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Mình hơi thắc mắc rằng đã gọi là bí mất nhà nước thì số lượng người biết thì rất ít, nếu họ phạm tội liên quan đến bí mật nhà nước thì có luật có liên quan xử lý, vậy luật bí nhật nhà nước có cần thiết hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #505883   29/10/2018

    Một vấn đề nữa đó là Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có quy định như sau:

    “Điều 10. Phạm vi bí mật nhà nước

    Phạm vi thông tin bí mật nhà nước quy định tại Điều 2 của Luật này trong từng lĩnh vực được quy định như sau:

    1. Trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

    c) Thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước;”

    Hiến pháp 2013 đã nêu rõ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng Cộng sản Việt Nam chính là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Như vậy, sẽ ra sao nếu nhân dân không biết hoặc không hiểu rõ về người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình? Hơn nữa, dựa vào cơ sở nào để bầu ra các đại biểu phù hợp với sự tín nhiệm của nhân dân?

    Theo quan điểm của mình, quy định nêu trên hoàn toàn không hợp lý và không cần thiết. Nếu vì lý do bảo vệ an toàn cho các vị lãnh đạo thì quy định này chỉ nên hạn chế ở mặt thông tin về nhân thân như cha mẹ, vợ chồng, con cái của họ mà thôi.

     

     
    Báo quản trị |